Âm kế của Trung Quốc và đối sách của Việt Nam
Cục diện Biển Đông đang có những biến chuyển khó lường khi Trung Quốc thay đổi chiến lược của mình, trước âm mưu như vậy, đối sách của Việt Nam ra sao?
Tàu Trung Quốc tấn công tàu chấp pháp của Việt Nam khi ngăn cản giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam
Sự quân tử của Trung Quốc?
Giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) là một bước đi mới đầy nguy hiểm của Trung Quốc trong việc khẳng định đường lưỡi bò mưu đồ chiếm 80% Biển Đông. Thay vì những hành động ngăn cản tàu cá khai thác, lập "vùng cấm bơi", Trung Quốc đã bước đầu nhắm tới thứ tài nguyên mà họ khao khát nhất ở vùng biển này - dầu khí.
Trong bối cảnh của thế kỷ 21, khi những vấn đề của quá khứ ngày càng lùi sâu, đã đến lúc chúng ta bình tĩnh nhìn vào quá khứ để nhận định chiến lược cho tương lai. Thế kỷ 21 mở ra với những cuộc chiến tranh của Mỹ vào Afghanistan, Iraq, Libya. Nhưng thực chất, sau mỗi cuộc chiến tranh ấy, cái duy nhất Mỹ lấy đi là chế độ cũ và lập ra một chế độ mới mà ở đó họ có tầm ảnh hưởng.
Nước Mỹ không lấy đi bất kỳ hòn đảo hay vùng đất nào để cắm lá cờ nhiều sao nhiều vạch lên đó và nói rằng đây thuộc chủ quyền của họ. Đấy là một thái cực của thế giới. Còn Trung Quốc, với thế kỷ 21 văn minh, họ đã làm gì?
Phải nói rằng họ là cướp biển, cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Hành động hãm hại ngư dân Việt Nam, thậm chí là muốn đoạt mạng ngư dân ta, cướp tài sản của ngư dân ta thì chỉ có thể gọi họ là cướp biển.
Còn với nghĩa rộng hơn, Bắc Kinh cướp đảo của Việt Nam, chiếm đoạt vùng biển chủ quyền của ta, những hòn đảo máu thịt từ thời những đội hùng binh Hoàng Sa thế kỷ 17, 18 để lại. Chỉ có thể gọi hành động này của Trung Quốc là cướp biển.
Họ đi đến đâu, để lại tiếng xấu đến đó, với châu Phi, sau vài năm hợp tác làm ăn, thời gian trăng mật kết thúc và lục địa này ngỡ ngàng nhận ra mình đang bị bóc lột theo mô hình thực dân kiểu mới, để Tổng thống Nam Phi phải cuống cuồng cảnh báo cho cả lục địa và thế giới.
Một quốc gia luôn lấy hình ảnh người quân tử ra để làm chuẩn mực, nhưng không biết họ đang quân tử kiểu gì với những trò mánh lới, ăn cướp, tráo trở với quy mô toàn cầu như vậy?
Viễn giao cận công
Nhưng thời gian gần đây, thay vì những câu chuyện lập lờ đánh lận con đen trên các tuyên bố ngoại giao, những lời lẽ hăm dọa kiểu "nước xa khó cứu lửa gần" mà Trung Quốc dành cho Philippines hay Việt Nam, họ đã dần táo bạo hơn và chuyển hẳn sang "viễn giao cận công" - với nước lớn ở xa thì hòa nhã ứng xử, với nước nhỏ ở gần thì sinh sự, gây sức ép.
Điều này thể hiện một cách rõ ràng khi Trung Quốc chặn đường tất cả các nước lớn muốn can thiệp sâu vào vùng biển này.
Với Mỹ, những cuộc thăm viếng giữa Chủ tịch Tập Cận Bình tới Washington, những sự giao hảo về hợp tác kinh tế, những khoản tiền Bắc Kinh rót vào Mỹ để tham gia trái phiếu chính phủ nước này, chung tay cứu giúp Mỹ giảm tải nợ công đều mang những ý nghĩa ràng buộc nhất định.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Đức và châu Âu để tìm kiếm cơ hội đầu tư mới hồi tháng 4/2014. Tại đây họ cũng không quên nhắc về đường lưỡi bò tại Biển Đông
Dù Mỹ - Trung luôn trong mối quan hệ cơm không lành canh không ngọt, nhưng Trung Quốc không tạo ra cho nước Mỹ bất kỳ cái cớ nào để có thể trực tiếp động thủ.
Với nước Nga, không phải Nga không để ý tới Biển Đông, hải quân Nga dưới thời Tổng thống Putin luôn bày tỏ tham vọng được quay trở lại quân cảng Cam Ranh như thời Liên Xô. Ai cũng biết Cam Ranh là một viên ngọc quý, nhưng giờ nếu Việt Nam có mời Nga vào ngồi "chỗ VIP" đó, Nga chưa chắc đã dám vào.
Bởi lẽ, Nga còn sự ràng buộc chặt chẽ với Trung Quốc từ kinh tế cho đến địa vị quốc tế. Trung Quốc là cường quốc duy nhất ủng hộ Nga hoàn toàn trên mọi vấn đề, gần đây nhất là Syria cho đến Ukraine.
Nhân Dân Tệ của Trung Quốc là chỗ trú an toàn cho doanh nghiệp Nga nếu bị phương Tây trừng phạt. Và cũng là Nhân Dân Tệ đang cứu Nga thoát khỏi sự khủng hoảng kinh tế với hợp đồng năng lượng trị giá 400 tỷ USD. Cũng là Trung Quốc giúp cho ngành công nghiệp vũ khí của Nga sống khỏe.
Lợi ích Trung Quốc mang lại cho Nga nhiều hơn là những quốc gia nhỏ bé của Đông Nam Á mang lại. Nga không giống với Mỹ, địa vị cường quốc số một của Mỹ cho phép họ có quyền tự quyết, nhưng Nga cần phải có sự giúp đỡ và lệ thuộc.
Một động thái rõ ràng của chiến lược "viễn giao" này, khi Ấn Độ vừa thay đổi nhà lãnh đạo, lập tức đại diện đặc biệt của Chủ tịch Tập Cận Bình: Ngoại trưởng Vương Nghị đã đến thăm Ấn Độ với mục đích "thiết lập quan hệ mới". Trung Quốc mong rằng sự đầu tư kinh tế sẽ tạo ra những ràng buộc quan trọng liên quan đến chiến lược biển của Ấn Độ.
Ngoại trưởng Vương Nghị thăm Tân Thủ tướng Narendra Modi
Trung Quốc nhanh chóng dùng cái ví đầy tiền của mình mong rằng có thể khỏa lấp những mối nguy từ “nước xa”, để có thể tập trung thổi bùng lên đám lửa ngay trước mắt.
Những gì Trung Quốc hành xử với Việt Nam, Philippines, Nhật Bản không cần phải kể lể quá nhiều. “Viễn giao cận công” là một sách lược nguy hiểm hơn hẳn, bởi Trung Quốc thay vì nói nhiều hơn làm, họ đã chuyển sang phần nói ít làm nhiều, ngấm ngầm mà làm.
Đối sách của Việt Nam
Nhưng Trung Quốc có thành công không với “viễn giao”? Có thể nói rằng về kinh tế, Trung Quốc có thể khiến các nước nhỏ của châu Phi, của Đông Nam Á bị lệ thuộc. Nhưng với các cường quốc tầm cỡ như Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, Nhật Bản, Mỹ… lệ thuộc vào Nhân Dân Tệ là một điều nực cười.
Tuy nhiên, tiền của Trung Quốc làm tất cả các bên cùng có lợi. Thứ mà Bắc Kinh trông đợi nhất chỉ là lợi ích khi hợp tác với Trung Quốc sẽ khiến các cường quốc cân nhắc nếu muốn can thiệp vào đống lửa mà Bắc Kinh đang hì hục thổi lên. Hay nói một cách dân gian thì vuốt mặt cũng phải nể mũi.
Tuy nhiên, Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất mang lại quyền lợi. Các cường quốc hợp tác chặt chẽ sẽ mang lại lợi nhuận khổng lồ hơn nhiều lần hợp tác với một mình Trung Quốc. Sự đoàn kết của G7 khi quyết định loại Nga là một minh chứng cho việc các cường quốc hàng đầu thế giới đoàn kết.
Tàu đổ bộ Nhật Bản chở theo binh lính Mỹ, Australia, Nhật đến Việt Nam diễn tập hồi tháng 5/2014
Biển Đông vẫn đang trong cơ hội được quốc tế hóa, bởi chiến lược chuyển trục của Mỹ khiến các đồng minh của nước này ở châu Á – Thái Bình Dương như được tiếp thêm sinh khí và hoạt động một cách đầy quyết đoán.
Việt Nam không phải là đồng minh của một quốc gia nào, điều này không phải ta không có bạn, mà ta hoàn toàn có thể có rất nhiều bạn, những người bạn tốt, nếu ta sẵn sàng cởi mở và có sự đồng cảm trong các mối quan hệ.
Trung Quốc có thể viễn giao cận công, ta hoàn toàn có thể dĩ độc trị độc khi cũng viễn giao với những nước ở xa, kéo họ lại phía mình và cùng san sẻ lợi ích dựa trên quyền lợi tối thượng là của Việt Nam.
Nhìn rộng ra thế giới, vì sao nước Mỹ có được sức mạnh ảnh hưởng toàn cầu, bởi họ có rất nhiều bạn bè. Tình bạn chỉ bền khi có một sự sòng phẳng và quyền lợi của tất cả được đảm bảo.
Còn nhớ thời kỳ nhà Nguyễn, Việt Nam đã có cơ hội mở cửa để tìm đến những chân trời khoa học để làm mình mạnh hơn, nhưng chúng ta đã chọn bế quan tỏa cảng, kết quả là trở thành một nước lạc hâu bị đô hộ.
Đã đến lúc Việt Nam cần mở rộng cánh cửa bang giao của mình để có những mối quan hệ chân thành hơn, những sức mạnh lớn lao hơn từ sự tương trợ của quốc tế.
Tàu Trung Quốc tấn công tàu chấp pháp của Việt Nam khi ngăn cản giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam
Sự quân tử của Trung Quốc?
Giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) là một bước đi mới đầy nguy hiểm của Trung Quốc trong việc khẳng định đường lưỡi bò mưu đồ chiếm 80% Biển Đông. Thay vì những hành động ngăn cản tàu cá khai thác, lập "vùng cấm bơi", Trung Quốc đã bước đầu nhắm tới thứ tài nguyên mà họ khao khát nhất ở vùng biển này - dầu khí.
Trong bối cảnh của thế kỷ 21, khi những vấn đề của quá khứ ngày càng lùi sâu, đã đến lúc chúng ta bình tĩnh nhìn vào quá khứ để nhận định chiến lược cho tương lai. Thế kỷ 21 mở ra với những cuộc chiến tranh của Mỹ vào Afghanistan, Iraq, Libya. Nhưng thực chất, sau mỗi cuộc chiến tranh ấy, cái duy nhất Mỹ lấy đi là chế độ cũ và lập ra một chế độ mới mà ở đó họ có tầm ảnh hưởng.
Nước Mỹ không lấy đi bất kỳ hòn đảo hay vùng đất nào để cắm lá cờ nhiều sao nhiều vạch lên đó và nói rằng đây thuộc chủ quyền của họ. Đấy là một thái cực của thế giới. Còn Trung Quốc, với thế kỷ 21 văn minh, họ đã làm gì?
Phải nói rằng họ là cướp biển, cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Hành động hãm hại ngư dân Việt Nam, thậm chí là muốn đoạt mạng ngư dân ta, cướp tài sản của ngư dân ta thì chỉ có thể gọi họ là cướp biển.
Còn với nghĩa rộng hơn, Bắc Kinh cướp đảo của Việt Nam, chiếm đoạt vùng biển chủ quyền của ta, những hòn đảo máu thịt từ thời những đội hùng binh Hoàng Sa thế kỷ 17, 18 để lại. Chỉ có thể gọi hành động này của Trung Quốc là cướp biển.
Họ đi đến đâu, để lại tiếng xấu đến đó, với châu Phi, sau vài năm hợp tác làm ăn, thời gian trăng mật kết thúc và lục địa này ngỡ ngàng nhận ra mình đang bị bóc lột theo mô hình thực dân kiểu mới, để Tổng thống Nam Phi phải cuống cuồng cảnh báo cho cả lục địa và thế giới.
Một quốc gia luôn lấy hình ảnh người quân tử ra để làm chuẩn mực, nhưng không biết họ đang quân tử kiểu gì với những trò mánh lới, ăn cướp, tráo trở với quy mô toàn cầu như vậy?
Viễn giao cận công
Nhưng thời gian gần đây, thay vì những câu chuyện lập lờ đánh lận con đen trên các tuyên bố ngoại giao, những lời lẽ hăm dọa kiểu "nước xa khó cứu lửa gần" mà Trung Quốc dành cho Philippines hay Việt Nam, họ đã dần táo bạo hơn và chuyển hẳn sang "viễn giao cận công" - với nước lớn ở xa thì hòa nhã ứng xử, với nước nhỏ ở gần thì sinh sự, gây sức ép.
Điều này thể hiện một cách rõ ràng khi Trung Quốc chặn đường tất cả các nước lớn muốn can thiệp sâu vào vùng biển này.
Với Mỹ, những cuộc thăm viếng giữa Chủ tịch Tập Cận Bình tới Washington, những sự giao hảo về hợp tác kinh tế, những khoản tiền Bắc Kinh rót vào Mỹ để tham gia trái phiếu chính phủ nước này, chung tay cứu giúp Mỹ giảm tải nợ công đều mang những ý nghĩa ràng buộc nhất định.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Đức và châu Âu để tìm kiếm cơ hội đầu tư mới hồi tháng 4/2014. Tại đây họ cũng không quên nhắc về đường lưỡi bò tại Biển Đông
Dù Mỹ - Trung luôn trong mối quan hệ cơm không lành canh không ngọt, nhưng Trung Quốc không tạo ra cho nước Mỹ bất kỳ cái cớ nào để có thể trực tiếp động thủ.
Với nước Nga, không phải Nga không để ý tới Biển Đông, hải quân Nga dưới thời Tổng thống Putin luôn bày tỏ tham vọng được quay trở lại quân cảng Cam Ranh như thời Liên Xô. Ai cũng biết Cam Ranh là một viên ngọc quý, nhưng giờ nếu Việt Nam có mời Nga vào ngồi "chỗ VIP" đó, Nga chưa chắc đã dám vào.
Bởi lẽ, Nga còn sự ràng buộc chặt chẽ với Trung Quốc từ kinh tế cho đến địa vị quốc tế. Trung Quốc là cường quốc duy nhất ủng hộ Nga hoàn toàn trên mọi vấn đề, gần đây nhất là Syria cho đến Ukraine.
Nhân Dân Tệ của Trung Quốc là chỗ trú an toàn cho doanh nghiệp Nga nếu bị phương Tây trừng phạt. Và cũng là Nhân Dân Tệ đang cứu Nga thoát khỏi sự khủng hoảng kinh tế với hợp đồng năng lượng trị giá 400 tỷ USD. Cũng là Trung Quốc giúp cho ngành công nghiệp vũ khí của Nga sống khỏe.
Lợi ích Trung Quốc mang lại cho Nga nhiều hơn là những quốc gia nhỏ bé của Đông Nam Á mang lại. Nga không giống với Mỹ, địa vị cường quốc số một của Mỹ cho phép họ có quyền tự quyết, nhưng Nga cần phải có sự giúp đỡ và lệ thuộc.
Một động thái rõ ràng của chiến lược "viễn giao" này, khi Ấn Độ vừa thay đổi nhà lãnh đạo, lập tức đại diện đặc biệt của Chủ tịch Tập Cận Bình: Ngoại trưởng Vương Nghị đã đến thăm Ấn Độ với mục đích "thiết lập quan hệ mới". Trung Quốc mong rằng sự đầu tư kinh tế sẽ tạo ra những ràng buộc quan trọng liên quan đến chiến lược biển của Ấn Độ.
Ngoại trưởng Vương Nghị thăm Tân Thủ tướng Narendra Modi
Trung Quốc nhanh chóng dùng cái ví đầy tiền của mình mong rằng có thể khỏa lấp những mối nguy từ “nước xa”, để có thể tập trung thổi bùng lên đám lửa ngay trước mắt.
Những gì Trung Quốc hành xử với Việt Nam, Philippines, Nhật Bản không cần phải kể lể quá nhiều. “Viễn giao cận công” là một sách lược nguy hiểm hơn hẳn, bởi Trung Quốc thay vì nói nhiều hơn làm, họ đã chuyển sang phần nói ít làm nhiều, ngấm ngầm mà làm.
Đối sách của Việt Nam
Nhưng Trung Quốc có thành công không với “viễn giao”? Có thể nói rằng về kinh tế, Trung Quốc có thể khiến các nước nhỏ của châu Phi, của Đông Nam Á bị lệ thuộc. Nhưng với các cường quốc tầm cỡ như Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, Nhật Bản, Mỹ… lệ thuộc vào Nhân Dân Tệ là một điều nực cười.
Tuy nhiên, tiền của Trung Quốc làm tất cả các bên cùng có lợi. Thứ mà Bắc Kinh trông đợi nhất chỉ là lợi ích khi hợp tác với Trung Quốc sẽ khiến các cường quốc cân nhắc nếu muốn can thiệp vào đống lửa mà Bắc Kinh đang hì hục thổi lên. Hay nói một cách dân gian thì vuốt mặt cũng phải nể mũi.
Tuy nhiên, Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất mang lại quyền lợi. Các cường quốc hợp tác chặt chẽ sẽ mang lại lợi nhuận khổng lồ hơn nhiều lần hợp tác với một mình Trung Quốc. Sự đoàn kết của G7 khi quyết định loại Nga là một minh chứng cho việc các cường quốc hàng đầu thế giới đoàn kết.
Tàu đổ bộ Nhật Bản chở theo binh lính Mỹ, Australia, Nhật đến Việt Nam diễn tập hồi tháng 5/2014
Biển Đông vẫn đang trong cơ hội được quốc tế hóa, bởi chiến lược chuyển trục của Mỹ khiến các đồng minh của nước này ở châu Á – Thái Bình Dương như được tiếp thêm sinh khí và hoạt động một cách đầy quyết đoán.
Việt Nam không phải là đồng minh của một quốc gia nào, điều này không phải ta không có bạn, mà ta hoàn toàn có thể có rất nhiều bạn, những người bạn tốt, nếu ta sẵn sàng cởi mở và có sự đồng cảm trong các mối quan hệ.
Trung Quốc có thể viễn giao cận công, ta hoàn toàn có thể dĩ độc trị độc khi cũng viễn giao với những nước ở xa, kéo họ lại phía mình và cùng san sẻ lợi ích dựa trên quyền lợi tối thượng là của Việt Nam.
Nhìn rộng ra thế giới, vì sao nước Mỹ có được sức mạnh ảnh hưởng toàn cầu, bởi họ có rất nhiều bạn bè. Tình bạn chỉ bền khi có một sự sòng phẳng và quyền lợi của tất cả được đảm bảo.
Còn nhớ thời kỳ nhà Nguyễn, Việt Nam đã có cơ hội mở cửa để tìm đến những chân trời khoa học để làm mình mạnh hơn, nhưng chúng ta đã chọn bế quan tỏa cảng, kết quả là trở thành một nước lạc hâu bị đô hộ.
Đã đến lúc Việt Nam cần mở rộng cánh cửa bang giao của mình để có những mối quan hệ chân thành hơn, những sức mạnh lớn lao hơn từ sự tương trợ của quốc tế.
Đỗ Minh Tú - Báo Đất Việt
Không có nhận xét nào