Đằng sau việc Nga - Trung ký thỏa thuận khí đốt trị giá 400 tỉ USD
Sau hơn một thập kỷ trì hoãn, ngày 21/5, Nga-Trung đã ký thỏa thuận khí đốt lịch sử với giá trị lên tới 400 tỉ USD với thời hạn 30 năm. Ngay sau khi việc này được công bố, giá cổ phiếu của Tập đoàn năng lượng Gazprom (Nga) tăng nhanh. Nga coi đây là thắng lợi lớn vì đã tìm được thị trường mới, không phụ thuộc vào châu Âu, đồng thời giúp Moskva phát triển các mỏ mới ở phía Đông Siberia…
Nhưng trong bài viết trên tờ Moskva Times mới đây, tác giả Alexei Bayer đã cảnh báo, có thể Tổng thống Putin đang cầm cố tương lai của nước Nga bằng hợp đồng 400 tỉ USD. Bởi mặc dù thỏa thuận khí đốt đã được ký từ hôm 21/5, nhưng cho tới nay giá bán vẫn được giữ bí mật. Tổng giám đốc Gazprom Alexei Miller từ chối nói rõ giá khí đốt cho Trung Quốc vì coi đó là "bí mật doanh nghiệp".
Sau khi bản hợp đồng khí đốt trị giá 400 tỷ USD được ký, Trung-Nga đều thoả mãn bởi Moskva giảm sự lệ thuộc vào thị trường châu Âu, còn Bắc Kinh có thêm nguồn cung quan trọng giải tỏa cơn khát năng lượng. Nhưng vấn đề không dừng lại ở đây bởi thông qua thỏa thuận này, Tổng thống Putin và Chủ tịch nước Tập Cận Bình càng thêm gắn bó - từ năm 2013 đến nay, lãnh đạo hai nước đã có 7 lần tiếp xúc trực tiếp.
Trong khi các nhà phân tích tại Sanford C. Bernstein & Co coi thỏa thuận kể trên sẽ đem lại lợi ích dài hạn cho Gazprom, kể cả khi giá chính xác không được công khai vì họ đang mua sự đa dạng hóa, nhưng giới chuyên môn lại không nghĩ như vậy. Nên nhớ, đây không phải là thỏa thuận dễ đạt được bởi thời gian thương thảo giữa hai bên đã kéo dài 10 năm, có lúc tưởng chừng tan vỡ. Giới phân tích cho rằng, thỏa thuận khí đốt Nga-Trung được ký vào lúc 4 giờ sáng (theo giờ Bắc Kinh), cho thấy phần nào sự khẩn cấp của cuộc đàm phán bởi Tổng thống Putin quyết không rời Thượng Hải mà không có thỏa thuận nào được ký về lĩnh vực nhạy cảm này. Nhưng để ký được thỏa thuận khí đốt lịch sử, ông Putin đã phải nhượng bộ bởi trước đó Trung Quốc chê giá khí đốt của Nga đắt.
Nhiều chuyên gia nhận định, Nga bán cho Trung Quốc với giá khoảng 350 USD/1.000m3 khí đốt. Hơn nữa, 38 tỉ m3/năm bán cho Trung Quốc thông qua đường ống có tên "Sức mạnh Siberia" không đủ bù đắp tổn thất từ thị trường châu Âu và giá bán có vẻ rất sát với giá sản xuất và vận chuyển nên lợi ích kinh tế không đáng kể. Hơn nữa, nếu xét về giá trị kinh tế, hợp đồng này chỉ chiếm 16% tổng lượng khí đốt xuất khẩu của Gazprom (từ năm 2018), trong khi tổng kim ngạch thương mại Trung-Nga chỉ bằng 1/3 kim ngạch Trung Quốc-Liên minh châu Âu và 1/5 kim ngạch Trung-Mỹ.
Phương Tây coi hợp đồng 400 tỉ USD ẩn chứa nhiều mưu đồ địa-chính trị hơn là ý nghĩa kinh tế. Bởi hợp đồng kể trên được ký sau khi Nga liên tiếp hứng chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu liên quan đến việc sáp nhập Crimea. Trong khi đó, nhu cầu khí đốt của Trung Quốc sẽ vượt xa con số 38 tỷ m3/năm một khi các dự án đường ống vận chuyển hoàn tất và kinh tế của quốc gia đông dân nhất thế giới lấy lại đà tăng trưởng như trước đây.
Điều đáng nói là toàn bộ số khí đốt bán cho Trung Quốc được tính ngang bằng với mức giá bán cho châu Âu hiện nay, trong khi hợp đồng phải tới năm 2018 mới chính thức có hiệu lực. Ngoài ra, Nga phải chi khá nhiều tiền cho việc xây dựng đường ống dẫn khí mới nối sang Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn đẩy mạnh việc sử dụng đồng NDT trong thanh toán thương mại quốc tế để trả nguyên liệu thô của Nga, hoặc sẽ trừ dần số tiền thanh toán vào hàng hóa và dịch vụ xuất sang nước này. Hiện Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nga với buôn bán song phương dự kiến đạt 100 tỷ USD vào năm tới và 200 tỷ USD trước năm 2025.
Riêng hợp đồng khí đốt vừa ký sẽ được thanh toán bằng USD bởi đây là tuyên bố hôm 23/5 của Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak. Thương vụ lịch sử mà Tổng thống Putin đạt được nhân chuyến thăm Trung Quốc 2 ngày sẽ mở ra một thị trường lớn mới cho Moskva, trong bối cảnh châu Âu đang muốn giảm bớt sự lệ thuộc của họ vào các nguồn cung khí đốt từ Nga. Theo ông Ruslan Pukhov, Giám đốc Trung tâm phân tích chiến lược và kỹ thuật ở Moskva, Nga có những kẻ thù đầy thế lực, nhưng lại không có đồng minh mạnh mẽ, đó là lý do họ cần tới sự ủng hộ của Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay. Nhiều chuyên gia cũng đã tính tới những hệ lụy của thỏa thuận khí đốt Nga-Trung đối với cấu trúc địa-chính trị thế giới.
Theo nhận định của bà Morena Skalamera, chuyên gia quốc tế của Trường Harvard Kennedy (Mỹ), tuy Nga-Trung gắn kết với nhau về vấn đề năng lượng, nhưng Moskva luôn đề phòng toan tính của Bắc Kinh ở khu vực Bắc Thái Bình Dương và Bắc Cực, chưa kể tới cạnh tranh ảnh hưởng tại Trung Á. Trung Quốc đang tìm cách thúc đẩy quan hệ với khu vực Trung Á vốn được coi là sân sau của Nga. Tại hội nghị SCO ở Bishkek hồi tháng 9/2013, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra sáng kiến vành đai kinh tế "Con đường tơ lụa mới". Nếu được hình thành, vành đai này sẽ là đối thủ cạnh tranh với Liên minh Á-Âu của Tổng thống Putin
Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình uống mừng sau khi ký thỏa thuận khí đốt lịch sử.
Nhưng trong bài viết trên tờ Moskva Times mới đây, tác giả Alexei Bayer đã cảnh báo, có thể Tổng thống Putin đang cầm cố tương lai của nước Nga bằng hợp đồng 400 tỉ USD. Bởi mặc dù thỏa thuận khí đốt đã được ký từ hôm 21/5, nhưng cho tới nay giá bán vẫn được giữ bí mật. Tổng giám đốc Gazprom Alexei Miller từ chối nói rõ giá khí đốt cho Trung Quốc vì coi đó là "bí mật doanh nghiệp".
Sau khi bản hợp đồng khí đốt trị giá 400 tỷ USD được ký, Trung-Nga đều thoả mãn bởi Moskva giảm sự lệ thuộc vào thị trường châu Âu, còn Bắc Kinh có thêm nguồn cung quan trọng giải tỏa cơn khát năng lượng. Nhưng vấn đề không dừng lại ở đây bởi thông qua thỏa thuận này, Tổng thống Putin và Chủ tịch nước Tập Cận Bình càng thêm gắn bó - từ năm 2013 đến nay, lãnh đạo hai nước đã có 7 lần tiếp xúc trực tiếp.
Trong khi các nhà phân tích tại Sanford C. Bernstein & Co coi thỏa thuận kể trên sẽ đem lại lợi ích dài hạn cho Gazprom, kể cả khi giá chính xác không được công khai vì họ đang mua sự đa dạng hóa, nhưng giới chuyên môn lại không nghĩ như vậy. Nên nhớ, đây không phải là thỏa thuận dễ đạt được bởi thời gian thương thảo giữa hai bên đã kéo dài 10 năm, có lúc tưởng chừng tan vỡ. Giới phân tích cho rằng, thỏa thuận khí đốt Nga-Trung được ký vào lúc 4 giờ sáng (theo giờ Bắc Kinh), cho thấy phần nào sự khẩn cấp của cuộc đàm phán bởi Tổng thống Putin quyết không rời Thượng Hải mà không có thỏa thuận nào được ký về lĩnh vực nhạy cảm này. Nhưng để ký được thỏa thuận khí đốt lịch sử, ông Putin đã phải nhượng bộ bởi trước đó Trung Quốc chê giá khí đốt của Nga đắt.
Nhiều chuyên gia nhận định, Nga bán cho Trung Quốc với giá khoảng 350 USD/1.000m3 khí đốt. Hơn nữa, 38 tỉ m3/năm bán cho Trung Quốc thông qua đường ống có tên "Sức mạnh Siberia" không đủ bù đắp tổn thất từ thị trường châu Âu và giá bán có vẻ rất sát với giá sản xuất và vận chuyển nên lợi ích kinh tế không đáng kể. Hơn nữa, nếu xét về giá trị kinh tế, hợp đồng này chỉ chiếm 16% tổng lượng khí đốt xuất khẩu của Gazprom (từ năm 2018), trong khi tổng kim ngạch thương mại Trung-Nga chỉ bằng 1/3 kim ngạch Trung Quốc-Liên minh châu Âu và 1/5 kim ngạch Trung-Mỹ.
Phương Tây coi hợp đồng 400 tỉ USD ẩn chứa nhiều mưu đồ địa-chính trị hơn là ý nghĩa kinh tế. Bởi hợp đồng kể trên được ký sau khi Nga liên tiếp hứng chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu liên quan đến việc sáp nhập Crimea. Trong khi đó, nhu cầu khí đốt của Trung Quốc sẽ vượt xa con số 38 tỷ m3/năm một khi các dự án đường ống vận chuyển hoàn tất và kinh tế của quốc gia đông dân nhất thế giới lấy lại đà tăng trưởng như trước đây.
Điều đáng nói là toàn bộ số khí đốt bán cho Trung Quốc được tính ngang bằng với mức giá bán cho châu Âu hiện nay, trong khi hợp đồng phải tới năm 2018 mới chính thức có hiệu lực. Ngoài ra, Nga phải chi khá nhiều tiền cho việc xây dựng đường ống dẫn khí mới nối sang Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn đẩy mạnh việc sử dụng đồng NDT trong thanh toán thương mại quốc tế để trả nguyên liệu thô của Nga, hoặc sẽ trừ dần số tiền thanh toán vào hàng hóa và dịch vụ xuất sang nước này. Hiện Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nga với buôn bán song phương dự kiến đạt 100 tỷ USD vào năm tới và 200 tỷ USD trước năm 2025.
Riêng hợp đồng khí đốt vừa ký sẽ được thanh toán bằng USD bởi đây là tuyên bố hôm 23/5 của Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak. Thương vụ lịch sử mà Tổng thống Putin đạt được nhân chuyến thăm Trung Quốc 2 ngày sẽ mở ra một thị trường lớn mới cho Moskva, trong bối cảnh châu Âu đang muốn giảm bớt sự lệ thuộc của họ vào các nguồn cung khí đốt từ Nga. Theo ông Ruslan Pukhov, Giám đốc Trung tâm phân tích chiến lược và kỹ thuật ở Moskva, Nga có những kẻ thù đầy thế lực, nhưng lại không có đồng minh mạnh mẽ, đó là lý do họ cần tới sự ủng hộ của Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay. Nhiều chuyên gia cũng đã tính tới những hệ lụy của thỏa thuận khí đốt Nga-Trung đối với cấu trúc địa-chính trị thế giới.
Theo nhận định của bà Morena Skalamera, chuyên gia quốc tế của Trường Harvard Kennedy (Mỹ), tuy Nga-Trung gắn kết với nhau về vấn đề năng lượng, nhưng Moskva luôn đề phòng toan tính của Bắc Kinh ở khu vực Bắc Thái Bình Dương và Bắc Cực, chưa kể tới cạnh tranh ảnh hưởng tại Trung Á. Trung Quốc đang tìm cách thúc đẩy quan hệ với khu vực Trung Á vốn được coi là sân sau của Nga. Tại hội nghị SCO ở Bishkek hồi tháng 9/2013, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra sáng kiến vành đai kinh tế "Con đường tơ lụa mới". Nếu được hình thành, vành đai này sẽ là đối thủ cạnh tranh với Liên minh Á-Âu của Tổng thống Putin
QT.KD - CAND
Không có nhận xét nào