Không khởi kiện Trung Quốc, chúng ta sẽ mắc tội lớn đối với dân tộc!
Cho rằng không kiện Trung Quốc thì họ sẽ xuống nước ở Biển Đông là không có cơ sở thực tế và hết sức nguy hiểm. Kiện trong lúc này là thích hợp, đúng lúc, cần thiết và có tác dụng mạnh mẽ trong việc ngăn cản các hoạt động leo thang Trung Quốc dự định sẽ làm ở Biển Đông.
Ngày 27/2, Luật sư Francis Jardeleza, người được chính phủ Philippines ủy nhiệm phụ trách tổ luật sư giúp Manila khởi kiện Trung Quốc(TQ) áp dụng và giải thích sai Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) ở Biển Đông, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp các quốc gia ven Biển Đông đã lên tiếng kêu gọi Việt Nam, Malaysia và các bên liên quan cùng Philippines khởi kiện hoặc tự khởi kiện đường 9 đoạn mà Trung Quốc ngang ngược tự nhận.
Lời kêu gọi của Luật sư Francis Jardeleza được đưa ra trong bối cảnh TQ tiếp tục có những hành động leo thang gây căng thẳng ở Biển Đông trong khi Mỹ đã có sự thay đổi quan điểm về chất khi công khai phản đối đường 9 đoạn.
Đáng chú ý, theo luật quốc tế, nếu có tranh chấp lãnh thổ mà giữa các kháng nghị có 1 khoảng gián đoạn 50 năm hoặc nhiều hơn thì những đòi hỏi lãnh thổ trở nên vô hiệu. Như vậy, Hoàng Sa của Việt Nam đã bị Trung Quốc chiếm 40 năm rồi. Từ đó đến nay Việt Nam chưa gửi bất kỳ 1 kháng nghị, đơn kiện nào lên Tòa án Công lý Quốc tế hoặc Tòa án Quốc tế về luật Biển. Việt Nam chỉ còn 10 năm nữa, nếu không có bất kỳ một kháng nghị hay đơn kiện nào thì theo Luật biển quốc tế coi như Việt Nam chấp nhận mất Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa vĩnh viễn về tay Trung Quốc. Cúng ta sẽ mắc vào một tội rất lớn đối với dân tộc mà nhân dân không thể nào tha thứ được.
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ chia sẻ về vấn đề này: Gần đây có một số dư luận khá nổi bật, đáng lưu ý đối với vấn đề Biển Đông trên khía cạnh pháp lý. Đặc biệt đã xuất hiện những chuyến biến đáng lưu ý, đó là bình luận và ý kiến chính thức của Mỹ về đường lưỡi bò do Trung Quốc đưa ra và đang được Bắc Kinh chính thức hóa bằng nhiều thủ đoạn và hoạt động thực tế.
Lập trường của Mỹ có những thay đổi về chất rất cụ thể. Trước đây họ chỉ kêu gọi các bên ở Biển Đông giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, đảm bảo tự do hàng hải. Cao hơn nữa, Mỹ khẳng định có lợi ích ở Biển Đông và phản đối mọi động thái sử dụng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, có hành vi cưỡng chế làm thay đổi thực trạng Biển Đông….Lần này các quan chức cấp cao Hoa Kỳ công khai nói rất rõ và nhắc đi nhắc lại, Washington phản đối tính chất bất hợp lý, bất hợp pháp của đường lưỡi bò. Đó là điểm rất mới, rất đáng lưu ý.
Tân Đại sứ Mỹ tại Philippines, Philip Goldberg mới đây công khai khẳng định: Không có cái gọi là đường lưỡi bò ở Biển Đông, đánh dấu sự thay đổi về chất trong quan điểm của Mỹ.
Ngoài quan điểm về pháp lý, Mỹ cũng đã có những hoạt động thực tế với cam kết, tuyên bố của các quan chức cấp cao như Tham mưu trưởng hải quân Mỹ nói sẵn sàng hỗ trợ Philippines trong trường hợp nổ ra xung đột.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino còn nói khá rõ về hành động tham lam của Trung Quốc “Nếu chúng ta chấp nhận những gì mà chúng ta cho là sai trái bây giờ thì có gì đảm bảo ở đây rằng, những sai trái đó không tiếp diễn trầm trọng hơn? Đến khi nào thì thế giới mới cho là đủ?”.
Phát biểu trên của Tổng thống Philippines là một trong những lời cảnh báo mạnh mẽ nhất của các lãnh đạo châu Á gần đây về sự tăng cường quân sự và tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc.
Ngày 27/2, Luật sư Francis Jardeleza, người được chính phủ Philippines ủy nhiệm phụ trách tổ luật sư giúp Manila khởi kiện Trung Quốc
Thứ 2, trước đây chúng ta vẫn băn khoăn về thái độ lập trường của Malaysia trong vấn đề Biển Đông khi Kuala Lumpur thường chú trọng hợp tác song phương với Trung Quốc hơn vấn đề an ninh hàng hải. Nhưng lần này chúng ta thấy rõ phản ứng khá mạnh mẽ, cụ thể đối với những hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông, đặc biệt là việc hạm đội Trung Quốc hai lần kéo quân ra tập trận trái phép tại bãi James, sát bờ biển Malaysia trong vòng chưa đầy 1 năm.
Luật sư Francis Jardeleza kêu gọi Việt Nam, Malaysia cùng Philippines khởi kiện đường 9 đoạn Trung Quốc yêu sách ở Biển Đông.
Thứ 3, động thái mới nhất, đáng lưu ý nhất và có liên quan trực tiếp đến Việt Nam với tư cách là 1 bên có yêu sách chủ quyền tại Biển Đông là việc Philippines kêu gọi chúng ta và Malaysia tham gia vụ kiện đường lưỡi bò Trung Quốc ở Biển Đông ra Hội đồng Trọng tài Tòa án Quốc tế về Luật Biển.
Đánh giá như thế nào về lời đề nghị của Phillipines và phản ứng của Việt Nam trước lời đề nghị của Philippines để góp phần bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình ở Biển Đông. Ts.Trần Công Trục cho rằng: Về khía cạnh pháp lý, rõ ràng trên quan điểm của Việt Nam và các nước có liên quan trực tiếp hay gián tiếp với tranh chấp cũng như hoạt động trên Biển Đông trong bất kỳ thỏa thuận chính thức nào đều chủ trương căn cứ vào luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS để giải quyết vấn đề. Đây là lập trường nhất quán, rõ ràng, đã được các bên đều ủng hộ, kể cả những bên có vận dụng sai công ước, cũng không thể phủ nhận điều này.
Vấn đề đặt ra ở đây là, không thể chỉ nói nguyên tắc chung chung mãi được mà phải vào cụ thể. Ví dụ, các bên đã tham gia phê chuẩn UNCLOS thì phải tuân thủ tiêu chuẩn, nguyên tắc UNCLOS đặt ra để xác định đường cơ sở, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình theo đúng cơ sở, nguyên tắc của UNCLOS. Khi áp dụng UNCLOS các bên tính đến hiệu lực của các đảo, quần đảo, quốc gia quần đảo như thế nào? Trong UNCLOS đã quy định rõ tiêu chí rồi, vậy thì khi các bên xác định xong những yếu tố trên theo đũng tinh thần UNCLOS mà tạo ra các vùng chồng lấn thì phải ngồi lại với nhau giải quyết trên cơ sở UNCLOS để xác định ai đúng, ai sai.
Một điều hết sức hiển nhiên, TQ đưa ra đường 9 đoạn ở Biển Đông, có thể nói rất nhiều học giả, luật gia cũng như chính khách khu vực và quốc tế gần như đều thống nhất rằng nó không có bất cứ căn cứ nào từ UNCLOS, là 1 sản phẩm hoang tưởng, thậm chí ngay những học giả Trung Quốc cũng phê phán đường 9 đoạn như Lý Lệnh Hoa, Lý Oa Đằng.
Và có một sự thật khác hiển nhiên, đó là các bên liên quan trực tiếp gồm Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei cũng như những nước có quyền và lợi ích ở Biển Đông (ASEAN, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc) đã từng phê phán đường 9 đoạn vi phạm UNCLOS trong rất nhiều vòng đàm phán với Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh vẫn khăng khăng lập trường cố chấp không thay đổi, họ vẫn khẳng định đường 9 đoạn là yêu sách chủ quyền do “lịch sử để lại” mà không đưa ra được bất cứ một cơ sở, căn cứ pháp lý nào, nhất là từ UNCLOS. Nhưng Trung Quốc vẫn cứ nói họ đúng?!
Không những thế, phía Trung Quốc còn không ngừng tìm mọi cách để hợp thức hóa yêu sách đường 9 đoạn trên thực địa, gây ra những lo ngại và làm leo thang căng thẳng ở Biển Đông. Khi ASEAN nỗ lực thúc đẩy đàm phán bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) thì Bắc Kinh tìm mọi lý do để trì hoãn. Các bên đã rất nỗ lực theo đuổi đàm phán với Trung Quốc, nhưng họ không có bất cứ sự thay đổi nào về lập trường sai trái ấy thì việc ngồi với nhau gần như không thể giải quyết vấn đề. Theo quy định của UNCLOS , khi các bên ngồi lại với nhau không thể giải quyết được thì đưa vấn đề ra cơ quan tài phán giải quyết theo trình tự UNCLOS quy định, điều này không có gì sai trái, mà là một giải pháp văn minh, hòa bình, thượng tôn pháp luật.
Tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta không thể ngồi chờ để giải quyết vấn đề trên cơ sở lập trường cứng nhắc, ngoan cố của phía Trung Quốc với rất nhiều thủ đoạn bành trướng các hoạt động kiểm soát trên thực địa. Giải pháp hiện nay là đưa vấn đề này ra cơ quan tài phán quốc tế hoàn toàn phù hợp với các bên liên quan, trong đó có Việt Nam.
Tàu Hải giám Trung Quốc (màu trắng) xâm phạm lãnh hải Việt Nam và cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 là bằng chứng để làm hồ sơ khởi kiện.
Lời kêu gọi cùng tham gia kiện với Philippines hoặc kiện độc lập, tôi cho rằng nó hoàn toàn xuất phát từ thiện chí và thích hợp với chúng ta, kể cả về mặt thủ tục lẫn thời cơ, thời điểm nên rất đáng hoan nghênh, trân trọng và hết sức lưu tâm. Chúng ta nên khởi động các tiến trình tố tụng pháp lý chứng minh rằng đường lưỡi bò Trung Quốc tuyên bố ở Biển Đông là bất hợp pháp, phi lý.
Nói về quan điểm tỏ ra lo ngại rằng nếu chúng ta khởi kiện Trung Quốc cùng Philippines hay như Philippines đã làm có thể tạo cớ cho Trung Quốc tiếp tục leo thang, làm phức tạp thêm tình hình. Ts Trần Công Trục cho rằng: Cá nhân tôi cũng như không ít học giả, các nhà quan sát thấy rằng, dù chúng ta và các bên liên quan khác (Malaysia, Brunei) có tạm thời không/chưa khởi kiện Trung Quốc vì thiện chí thì họ vẫn không ngừng các thủ đoạn leo thang trên thực địa, gây căng thẳng ở Biển Đông hòng chiếm quyền kiểm soát trên thực tế. Càng để lâu, họ càng có lợi.
Những câu nói đại loại như: “Trung Quốc ăn hiếp Việt Nam quá, Quân đội Việt Nam sử dụng vũ lực dạy cho chúng bài học thế là xong, cần gì tốn hơi sức đi phản đối” do một...
Thậm chí dù cuối cùng họ chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán, thì Trung Quốc lúc đó cũng đã chiếm thế thượng phong khi một thời gian dài họ hoạt động bất hợp pháp trên các vùng biển của chúng ta mà chúng ta không có các biện pháp bác bỏ được quốc tế thừa nhận, đó là khởi kiện.
Chính quyền tỉnh Hải Nam ban hành cái gọi là quy định nghề cá, tàu tuần tra Trung Quốc lần đầu tiên bắn vòi rồng xua đuổi ngư dân Philippines ở Scarborough hay Bắc Kinh cứ úp mở về khả năng đơn phương áp đặt khu nhận diện phòng không ở Biển Đông là những bằng chứng nhãn tiền.
Vì vậy, không có nghĩa là chúng ta ngồi chờ thì Trung Quốc sẽ thiện chí xuống nước, ngược lại, nếu kéo dài tình trạng hiện này sẽ càng có lợi cho Trung Quốc mà bất lợi cho các bên liên quan, trong đó có Việt Nam.
Mặt khác, tôi cũng nhiều lần nhấn mạnh, việc các thành viên UNCLOS nhiều lần đàm phán với nhau không xong thì đưa ra cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền hoàn toàn không có gì ảnh hưởng đến quan hệ chính trị, ngoại giao.
Trung Quốc là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, là thành viên phê chuẩn UNCLOS, họ phải có trách nhiệm tuân thủ quy định của UNCLOS mà đầu tiên là áp dụng và giải thích đúng quy định.
Họ làm không đúng, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, các bên liên quan đã nhiều lần tổ chức đàm phán giải quyết nhưng không xong thì phải đưa ra cơ quan tài phán. Chỉ có đưa ra trọng tài phân xử chúng ta mới đảm bảo được tính khách quan cũng như giữ được nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS.
Nếu chúng ta cứ ngồi chờ và hy vọng sự thay đổi, nhân nhượng của Trung Quốc thì tôi e sẽ không thể giải quyết được vấn đề vì mục tiêu của họ vẫn không thay đổi. Nếu không giải quyết được vấn đề này, thì các hoạt động ngoại giao, đàm phán sẽ rơi vào bế tắc.
Thậm chí ngay cả COC cũng sẽ không thể đạt được nếu Trung Quốc tiếp tục né tránh, họ không muốn đàm phán mà chỉ tham vấn. Ngày nào Trung Quốc vẫn kiên quyết giữ yêu sách đường lưỡi bò, chắc chắn sẽ không bao giờ có COC, bởi yêu sách của họ vi phạm nghiêm trọng UNCLOS, vi phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích của các quốc gia ven Biển Đông, thì mọi câu chuyện sẽ đi vào ngõ cụt.
Những lời kêu gọi tham vấn COC hiện nay của Trung Quốc chỉ là thủ đoạn ngoại giao để đánh lạc hướng chú ý của dư luận, câu giờ cho những hoạt động leo thang của Trung Quốc trên thực địa, vấn đề sẽ không thể giải quyết.
Mặt khác, cũng cần phải nói rõ rằng lo ngại Trung Quốc gây chiến tranh hay xung đột quân sự ở Biển Đông rất ít khả năng xảy ra. Nhưng thâm hiểm hơn là việc Trung Quốc sẽ tiếp tục lợi dụng các thủ đoạn phi quân sự từ kinh tế – chính trị – ngoại giao cho đến pháp lý như cấm đánh bắt cá, ra các quy định, luật lệ áp đặt hoạt động hàng hải – hàng không ở Biển Đông, dùng lực lượng bán quân sự xua đuổi, quấy rối, mời thầu dầu khí, thăm dò khai thác, áp đặt ADIZ, …để khẳng định yêu sách của họ.
Như vậy, thực tế là lợi ích của các bên đang mất đi, chỉ Trung Quốc được lợi. Bắc Kinh đang tính toán nước đi này. Tôi cho rằng thời gian tới Trung Quốc sẽ còn làm nhiều hoạt động tương tự như vậy nhằm chiếm quyền kiểm soát thực địa, xâm phạm quyền hợp pháp của các quốc gia, cản trở hoạt động thông thương của các nước được tự do đi qua Biển Đông lâu nay.
Rõ ràng chúng ta có đủ hồ sơ và lập luận cần thiết để khởi kiện. Không riêng Việt Nam, còn có cộng đồng quốc tế, khu vực, cơ quan tài phán. Đặc biệt, trong lúc các bên đang khởi động tiến trình pháp lý về vấn đề Biển Đông nếu Trung Quốc có hành động leo thang, có nghĩa là họ bất chấp luật pháp, bất chấp dư luận quốc tế.
Không khởi kiện Trung Quốc, chúng ta sẽ mắc tội lớn đối với dân tộc!
Điều đó sẽ là yếu tố hết sức quan trọng để kêu gọi cộng đồng quốc tế ngăn chặn các hành động phi pháp của Trung Quốc, bảo vệ hòa bình, ổn định trong khu vực và luật pháp quốc tế. Tôi nghĩ điều này chỉ có lợi.
Cho rằng không kiện Trung Quốc thì họ sẽ xuống nước ở Biển Đông là không có cơ sở thực tế và hết sức nguy hiểm. Kiện trong lúc này là thích hợp, đúng lúc, cần thiết và có tác dụng mạnh mẽ trong việc ngăn cản các hoạt động leo thang Trung Quốc dự định sẽ làm ở Biển Đông.
Kiện là thái độ hết sức sòng phẳng để dư luận hiểu rõ quan điểm, thái độ của mình, tỏ rõ sự cầu thị, thượng tôn pháp luật và mới tập hợp được sức mạnh và sự ủng hộ trong cũng như ngoài nước trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông. Ngược lại, chúng ta càng để lâu sẽ càng bất lợi.
CTV Trường Sa (Nguyễn Phú Trọng.Net)
Ngày 27/2, Luật sư Francis Jardeleza, người được chính phủ Philippines ủy nhiệm phụ trách tổ luật sư giúp Manila khởi kiện Trung Quốc(TQ) áp dụng và giải thích sai Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) ở Biển Đông, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp các quốc gia ven Biển Đông đã lên tiếng kêu gọi Việt Nam, Malaysia và các bên liên quan cùng Philippines khởi kiện hoặc tự khởi kiện đường 9 đoạn mà Trung Quốc ngang ngược tự nhận.
Lời kêu gọi của Luật sư Francis Jardeleza được đưa ra trong bối cảnh TQ tiếp tục có những hành động leo thang gây căng thẳng ở Biển Đông trong khi Mỹ đã có sự thay đổi quan điểm về chất khi công khai phản đối đường 9 đoạn.
Đáng chú ý, theo luật quốc tế, nếu có tranh chấp lãnh thổ mà giữa các kháng nghị có 1 khoảng gián đoạn 50 năm hoặc nhiều hơn thì những đòi hỏi lãnh thổ trở nên vô hiệu. Như vậy, Hoàng Sa của Việt Nam đã bị Trung Quốc chiếm 40 năm rồi. Từ đó đến nay Việt Nam chưa gửi bất kỳ 1 kháng nghị, đơn kiện nào lên Tòa án Công lý Quốc tế hoặc Tòa án Quốc tế về luật Biển. Việt Nam chỉ còn 10 năm nữa, nếu không có bất kỳ một kháng nghị hay đơn kiện nào thì theo Luật biển quốc tế coi như Việt Nam chấp nhận mất Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa vĩnh viễn về tay Trung Quốc. Cúng ta sẽ mắc vào một tội rất lớn đối với dân tộc mà nhân dân không thể nào tha thứ được.
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ chia sẻ về vấn đề này: Gần đây có một số dư luận khá nổi bật, đáng lưu ý đối với vấn đề Biển Đông trên khía cạnh pháp lý. Đặc biệt đã xuất hiện những chuyến biến đáng lưu ý, đó là bình luận và ý kiến chính thức của Mỹ về đường lưỡi bò do Trung Quốc đưa ra và đang được Bắc Kinh chính thức hóa bằng nhiều thủ đoạn và hoạt động thực tế.
Lập trường của Mỹ có những thay đổi về chất rất cụ thể. Trước đây họ chỉ kêu gọi các bên ở Biển Đông giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, đảm bảo tự do hàng hải. Cao hơn nữa, Mỹ khẳng định có lợi ích ở Biển Đông và phản đối mọi động thái sử dụng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, có hành vi cưỡng chế làm thay đổi thực trạng Biển Đông….Lần này các quan chức cấp cao Hoa Kỳ công khai nói rất rõ và nhắc đi nhắc lại, Washington phản đối tính chất bất hợp lý, bất hợp pháp của đường lưỡi bò. Đó là điểm rất mới, rất đáng lưu ý.
Tân Đại sứ Mỹ tại Philippines, Philip Goldberg mới đây công khai khẳng định: Không có cái gọi là đường lưỡi bò ở Biển Đông, đánh dấu sự thay đổi về chất trong quan điểm của Mỹ.
Ngoài quan điểm về pháp lý, Mỹ cũng đã có những hoạt động thực tế với cam kết, tuyên bố của các quan chức cấp cao như Tham mưu trưởng hải quân Mỹ nói sẵn sàng hỗ trợ Philippines trong trường hợp nổ ra xung đột.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino còn nói khá rõ về hành động tham lam của Trung Quốc “Nếu chúng ta chấp nhận những gì mà chúng ta cho là sai trái bây giờ thì có gì đảm bảo ở đây rằng, những sai trái đó không tiếp diễn trầm trọng hơn? Đến khi nào thì thế giới mới cho là đủ?”.
Phát biểu trên của Tổng thống Philippines là một trong những lời cảnh báo mạnh mẽ nhất của các lãnh đạo châu Á gần đây về sự tăng cường quân sự và tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc.
Ngày 27/2, Luật sư Francis Jardeleza, người được chính phủ Philippines ủy nhiệm phụ trách tổ luật sư giúp Manila khởi kiện Trung Quốc
Thứ 2, trước đây chúng ta vẫn băn khoăn về thái độ lập trường của Malaysia trong vấn đề Biển Đông khi Kuala Lumpur thường chú trọng hợp tác song phương với Trung Quốc hơn vấn đề an ninh hàng hải. Nhưng lần này chúng ta thấy rõ phản ứng khá mạnh mẽ, cụ thể đối với những hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông, đặc biệt là việc hạm đội Trung Quốc hai lần kéo quân ra tập trận trái phép tại bãi James, sát bờ biển Malaysia trong vòng chưa đầy 1 năm.
Luật sư Francis Jardeleza kêu gọi Việt Nam, Malaysia cùng Philippines khởi kiện đường 9 đoạn Trung Quốc yêu sách ở Biển Đông.
Thứ 3, động thái mới nhất, đáng lưu ý nhất và có liên quan trực tiếp đến Việt Nam với tư cách là 1 bên có yêu sách chủ quyền tại Biển Đông là việc Philippines kêu gọi chúng ta và Malaysia tham gia vụ kiện đường lưỡi bò Trung Quốc ở Biển Đông ra Hội đồng Trọng tài Tòa án Quốc tế về Luật Biển.
Đánh giá như thế nào về lời đề nghị của Phillipines và phản ứng của Việt Nam trước lời đề nghị của Philippines để góp phần bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình ở Biển Đông. Ts.Trần Công Trục cho rằng: Về khía cạnh pháp lý, rõ ràng trên quan điểm của Việt Nam và các nước có liên quan trực tiếp hay gián tiếp với tranh chấp cũng như hoạt động trên Biển Đông trong bất kỳ thỏa thuận chính thức nào đều chủ trương căn cứ vào luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS để giải quyết vấn đề. Đây là lập trường nhất quán, rõ ràng, đã được các bên đều ủng hộ, kể cả những bên có vận dụng sai công ước, cũng không thể phủ nhận điều này.
Vấn đề đặt ra ở đây là, không thể chỉ nói nguyên tắc chung chung mãi được mà phải vào cụ thể. Ví dụ, các bên đã tham gia phê chuẩn UNCLOS thì phải tuân thủ tiêu chuẩn, nguyên tắc UNCLOS đặt ra để xác định đường cơ sở, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình theo đúng cơ sở, nguyên tắc của UNCLOS. Khi áp dụng UNCLOS các bên tính đến hiệu lực của các đảo, quần đảo, quốc gia quần đảo như thế nào? Trong UNCLOS đã quy định rõ tiêu chí rồi, vậy thì khi các bên xác định xong những yếu tố trên theo đũng tinh thần UNCLOS mà tạo ra các vùng chồng lấn thì phải ngồi lại với nhau giải quyết trên cơ sở UNCLOS để xác định ai đúng, ai sai.
Một điều hết sức hiển nhiên, TQ đưa ra đường 9 đoạn ở Biển Đông, có thể nói rất nhiều học giả, luật gia cũng như chính khách khu vực và quốc tế gần như đều thống nhất rằng nó không có bất cứ căn cứ nào từ UNCLOS, là 1 sản phẩm hoang tưởng, thậm chí ngay những học giả Trung Quốc cũng phê phán đường 9 đoạn như Lý Lệnh Hoa, Lý Oa Đằng.
Và có một sự thật khác hiển nhiên, đó là các bên liên quan trực tiếp gồm Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei cũng như những nước có quyền và lợi ích ở Biển Đông (ASEAN, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc) đã từng phê phán đường 9 đoạn vi phạm UNCLOS trong rất nhiều vòng đàm phán với Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh vẫn khăng khăng lập trường cố chấp không thay đổi, họ vẫn khẳng định đường 9 đoạn là yêu sách chủ quyền do “lịch sử để lại” mà không đưa ra được bất cứ một cơ sở, căn cứ pháp lý nào, nhất là từ UNCLOS. Nhưng Trung Quốc vẫn cứ nói họ đúng?!
Không những thế, phía Trung Quốc còn không ngừng tìm mọi cách để hợp thức hóa yêu sách đường 9 đoạn trên thực địa, gây ra những lo ngại và làm leo thang căng thẳng ở Biển Đông. Khi ASEAN nỗ lực thúc đẩy đàm phán bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) thì Bắc Kinh tìm mọi lý do để trì hoãn. Các bên đã rất nỗ lực theo đuổi đàm phán với Trung Quốc, nhưng họ không có bất cứ sự thay đổi nào về lập trường sai trái ấy thì việc ngồi với nhau gần như không thể giải quyết vấn đề. Theo quy định của UNCLOS , khi các bên ngồi lại với nhau không thể giải quyết được thì đưa vấn đề ra cơ quan tài phán giải quyết theo trình tự UNCLOS quy định, điều này không có gì sai trái, mà là một giải pháp văn minh, hòa bình, thượng tôn pháp luật.
Tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta không thể ngồi chờ để giải quyết vấn đề trên cơ sở lập trường cứng nhắc, ngoan cố của phía Trung Quốc với rất nhiều thủ đoạn bành trướng các hoạt động kiểm soát trên thực địa. Giải pháp hiện nay là đưa vấn đề này ra cơ quan tài phán quốc tế hoàn toàn phù hợp với các bên liên quan, trong đó có Việt Nam.
Tàu Hải giám Trung Quốc (màu trắng) xâm phạm lãnh hải Việt Nam và cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 là bằng chứng để làm hồ sơ khởi kiện.
Lời kêu gọi cùng tham gia kiện với Philippines hoặc kiện độc lập, tôi cho rằng nó hoàn toàn xuất phát từ thiện chí và thích hợp với chúng ta, kể cả về mặt thủ tục lẫn thời cơ, thời điểm nên rất đáng hoan nghênh, trân trọng và hết sức lưu tâm. Chúng ta nên khởi động các tiến trình tố tụng pháp lý chứng minh rằng đường lưỡi bò Trung Quốc tuyên bố ở Biển Đông là bất hợp pháp, phi lý.
Nói về quan điểm tỏ ra lo ngại rằng nếu chúng ta khởi kiện Trung Quốc cùng Philippines hay như Philippines đã làm có thể tạo cớ cho Trung Quốc tiếp tục leo thang, làm phức tạp thêm tình hình. Ts Trần Công Trục cho rằng: Cá nhân tôi cũng như không ít học giả, các nhà quan sát thấy rằng, dù chúng ta và các bên liên quan khác (Malaysia, Brunei) có tạm thời không/chưa khởi kiện Trung Quốc vì thiện chí thì họ vẫn không ngừng các thủ đoạn leo thang trên thực địa, gây căng thẳng ở Biển Đông hòng chiếm quyền kiểm soát trên thực tế. Càng để lâu, họ càng có lợi.
Những câu nói đại loại như: “Trung Quốc ăn hiếp Việt Nam quá, Quân đội Việt Nam sử dụng vũ lực dạy cho chúng bài học thế là xong, cần gì tốn hơi sức đi phản đối” do một...
Thậm chí dù cuối cùng họ chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán, thì Trung Quốc lúc đó cũng đã chiếm thế thượng phong khi một thời gian dài họ hoạt động bất hợp pháp trên các vùng biển của chúng ta mà chúng ta không có các biện pháp bác bỏ được quốc tế thừa nhận, đó là khởi kiện.
Chính quyền tỉnh Hải Nam ban hành cái gọi là quy định nghề cá, tàu tuần tra Trung Quốc lần đầu tiên bắn vòi rồng xua đuổi ngư dân Philippines ở Scarborough hay Bắc Kinh cứ úp mở về khả năng đơn phương áp đặt khu nhận diện phòng không ở Biển Đông là những bằng chứng nhãn tiền.
Vì vậy, không có nghĩa là chúng ta ngồi chờ thì Trung Quốc sẽ thiện chí xuống nước, ngược lại, nếu kéo dài tình trạng hiện này sẽ càng có lợi cho Trung Quốc mà bất lợi cho các bên liên quan, trong đó có Việt Nam.
Mặt khác, tôi cũng nhiều lần nhấn mạnh, việc các thành viên UNCLOS nhiều lần đàm phán với nhau không xong thì đưa ra cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền hoàn toàn không có gì ảnh hưởng đến quan hệ chính trị, ngoại giao.
Trung Quốc là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, là thành viên phê chuẩn UNCLOS, họ phải có trách nhiệm tuân thủ quy định của UNCLOS mà đầu tiên là áp dụng và giải thích đúng quy định.
Họ làm không đúng, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, các bên liên quan đã nhiều lần tổ chức đàm phán giải quyết nhưng không xong thì phải đưa ra cơ quan tài phán. Chỉ có đưa ra trọng tài phân xử chúng ta mới đảm bảo được tính khách quan cũng như giữ được nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS.
Nếu chúng ta cứ ngồi chờ và hy vọng sự thay đổi, nhân nhượng của Trung Quốc thì tôi e sẽ không thể giải quyết được vấn đề vì mục tiêu của họ vẫn không thay đổi. Nếu không giải quyết được vấn đề này, thì các hoạt động ngoại giao, đàm phán sẽ rơi vào bế tắc.
Thậm chí ngay cả COC cũng sẽ không thể đạt được nếu Trung Quốc tiếp tục né tránh, họ không muốn đàm phán mà chỉ tham vấn. Ngày nào Trung Quốc vẫn kiên quyết giữ yêu sách đường lưỡi bò, chắc chắn sẽ không bao giờ có COC, bởi yêu sách của họ vi phạm nghiêm trọng UNCLOS, vi phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích của các quốc gia ven Biển Đông, thì mọi câu chuyện sẽ đi vào ngõ cụt.
Những lời kêu gọi tham vấn COC hiện nay của Trung Quốc chỉ là thủ đoạn ngoại giao để đánh lạc hướng chú ý của dư luận, câu giờ cho những hoạt động leo thang của Trung Quốc trên thực địa, vấn đề sẽ không thể giải quyết.
Mặt khác, cũng cần phải nói rõ rằng lo ngại Trung Quốc gây chiến tranh hay xung đột quân sự ở Biển Đông rất ít khả năng xảy ra. Nhưng thâm hiểm hơn là việc Trung Quốc sẽ tiếp tục lợi dụng các thủ đoạn phi quân sự từ kinh tế – chính trị – ngoại giao cho đến pháp lý như cấm đánh bắt cá, ra các quy định, luật lệ áp đặt hoạt động hàng hải – hàng không ở Biển Đông, dùng lực lượng bán quân sự xua đuổi, quấy rối, mời thầu dầu khí, thăm dò khai thác, áp đặt ADIZ, …để khẳng định yêu sách của họ.
Như vậy, thực tế là lợi ích của các bên đang mất đi, chỉ Trung Quốc được lợi. Bắc Kinh đang tính toán nước đi này. Tôi cho rằng thời gian tới Trung Quốc sẽ còn làm nhiều hoạt động tương tự như vậy nhằm chiếm quyền kiểm soát thực địa, xâm phạm quyền hợp pháp của các quốc gia, cản trở hoạt động thông thương của các nước được tự do đi qua Biển Đông lâu nay.
Rõ ràng chúng ta có đủ hồ sơ và lập luận cần thiết để khởi kiện. Không riêng Việt Nam, còn có cộng đồng quốc tế, khu vực, cơ quan tài phán. Đặc biệt, trong lúc các bên đang khởi động tiến trình pháp lý về vấn đề Biển Đông nếu Trung Quốc có hành động leo thang, có nghĩa là họ bất chấp luật pháp, bất chấp dư luận quốc tế.
Không khởi kiện Trung Quốc, chúng ta sẽ mắc tội lớn đối với dân tộc!
Điều đó sẽ là yếu tố hết sức quan trọng để kêu gọi cộng đồng quốc tế ngăn chặn các hành động phi pháp của Trung Quốc, bảo vệ hòa bình, ổn định trong khu vực và luật pháp quốc tế. Tôi nghĩ điều này chỉ có lợi.
Cho rằng không kiện Trung Quốc thì họ sẽ xuống nước ở Biển Đông là không có cơ sở thực tế và hết sức nguy hiểm. Kiện trong lúc này là thích hợp, đúng lúc, cần thiết và có tác dụng mạnh mẽ trong việc ngăn cản các hoạt động leo thang Trung Quốc dự định sẽ làm ở Biển Đông.
Kiện là thái độ hết sức sòng phẳng để dư luận hiểu rõ quan điểm, thái độ của mình, tỏ rõ sự cầu thị, thượng tôn pháp luật và mới tập hợp được sức mạnh và sự ủng hộ trong cũng như ngoài nước trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông. Ngược lại, chúng ta càng để lâu sẽ càng bất lợi.
CTV Trường Sa (Nguyễn Phú Trọng.Net)
Không có nhận xét nào