Ông Putin đồng ý bán S-400 cho TQ
Tổng thống Vladimir Putin đã chấp thuận các điều khoản để bán hệ thống phòng thủ tên lửa phòng không tiên tiến nhất của Nga cho Trung Quốc, theo các hãng truyền thông của Nga đưa tin.
Theo kênh truyền hình thương mại RBK TV của Nga, Tổng thống Nga Putin đã chấp nhận bán từ hai đến bốn hệ thống phòng thủ tên lửa và trên không S-400 cho Trung Quốc. Nếu đây là sự thực, Trung Quốc sẽ là khách hàng nước ngoài đầu tiên mua hệ thống phòng thủ hiện đại này. Hiện, Trung Quốc đang triển khai một số hệ thống phòng thủ S-300 từ thời Liên Xô.
Mặc dù các cuộc đàm phán đang diễn ra, một vài người cho rằng, Nga không nên bán cho Trung Quốc hệ thống tên lửa đất đối không S-400 vì nhiều lý do.
Đầu tiên, có nhiều báo cáo cho rằng Nga có kế hoạch khấu trừ tất cả doanh số bán hàng ra nước ngoài của S-400 cho đến khi đủ đáp ứng nhu cầu quân đội của Moscow, có thể sau thập kỷ này.
Quan trọng hơn, có rất nhiều quan ngại dấy lên trong quân đội Nga cho rằng Trung Quốc sẽ mua một số hệ thống nhằm mục đích ăn trộm công nghệ và sao chép lại thành một phiên bản nội địa. Điều này cũng đã từng xảy ra với những hệ thống quân sự Nga bán cho Trung Quốc trong quá khứ.
Về vấn đề này, Nga và Trung Quốc sẽ ký Thỏa thuận bảo vệ tài sản và trí tuệ mạnh mẽ hơn (IPP). Một thỏa thuận IPP đã từng được ký vào năm 2008, nhưng các quan chức Nga sau đó đã hủy bỏ nó do còn vướng nhiều thiếu sót. Đến năm 2012, hai nước cũng ký một thỏa thuận IPP, vài chi tiết của thương vụ này đã được tiết lộ.
Vè hệ thống S-400, chuyên trang quân sự Jane cho hay, Nga và Trung Quốc hy vọng sẽ vượt qua những trở ngại về sao chép công nghệ bằng việc sử dụng thỏa thuận IPP và doanh số bán hàng. Nếu Trung Quốc mua một số lượng lớn hệ thống tên lửa S-400, ngành công nghiệp vũ trang của Nga sẽ ít chịu thiệt hại hơn trong trường hợp Bắc Kinh nhăm nhe sao chép lại công nghệ này.
S-400 có thể giúp nâng cấp đáng kể sức mạnh quân sự của Trung QUốc trong những điều kiện khác nhau. Không quốc gia nào bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi hệ thống S-400 của Trung Quốc-vũ khí có pham vi tác động lên tới 400 kilometers. Các chuyên gia cho biết nó có thể giúp Bắc Kinh đạt được ưu thế trên không ở eo biển Đài Loan. York Chen, cựu thành viên của Hội đồng an ninh quốc gia của Đài Loan cho hay: “Khi S-400 cùng phối hợp với các máy bay chiến đấu đóng trên các căn cứ biển và đất liền của Trung Quốc, họ sẽ càng tự tin duy trì kiểm soát trên không, cũng tước đi khả năng chống phá có tổ chức của Lực lượng Không quân Đài Loan và ngăn chặn sự can thiệp của Mỹ.”
Trong khi Đài loan có thể chịu ảnh hưởng lớn nhất của S-400, không phải một họ phải đối chọi với tiềm lực mới này.
Nhật cũng không ưa gì sự xuất hiện của S-400 của Trung Quốc do vấn đề liên quan đến quần đảo Sensaku/Điếu Ngư. Tuy nhiên, ảnh hưởng của S-400 lên quyền kiểm soát của Nhật sẽ bị giảm bớt bởi thương vụ mua bán bay chiến đấu F-35 của Tokyo. Các máy bay chiến đấu đang được chế tạo để đối chọi với các hệ thống phong không tiên tiến.
Ấn Độ cũng bị S-400 đe dọa. Bởi vì hệ thống này có thể chống được tên lửa đạn đạo, việc Trung Quốc triển khai S-400 có thể đe dọa đến những răn đe quân sự chiến lược của Ấn Độ. Nếu Trung Quốc tung ra một cuộc không kích đầu tiên vào kho hạt nhân của Ấn Độ sẽ có thể quét sạch gần như mọi lực lượng chiến lược vì các hệ thống phòng thủ tên lửa như S-400 có khả năng chống lại những tên lửa tiềm tàng.
Thương vụ mua bán vũ khí hiện đại đáng chú ý này phải chăng chứng tỏ Nga-Trung đang tiến tới quan hệ đồng minh chiến lược?
Nguồn : Tin Mới
Theo kênh truyền hình thương mại RBK TV của Nga, Tổng thống Nga Putin đã chấp nhận bán từ hai đến bốn hệ thống phòng thủ tên lửa và trên không S-400 cho Trung Quốc. Nếu đây là sự thực, Trung Quốc sẽ là khách hàng nước ngoài đầu tiên mua hệ thống phòng thủ hiện đại này. Hiện, Trung Quốc đang triển khai một số hệ thống phòng thủ S-300 từ thời Liên Xô.
Mặc dù các cuộc đàm phán đang diễn ra, một vài người cho rằng, Nga không nên bán cho Trung Quốc hệ thống tên lửa đất đối không S-400 vì nhiều lý do.
Đầu tiên, có nhiều báo cáo cho rằng Nga có kế hoạch khấu trừ tất cả doanh số bán hàng ra nước ngoài của S-400 cho đến khi đủ đáp ứng nhu cầu quân đội của Moscow, có thể sau thập kỷ này.
Quan trọng hơn, có rất nhiều quan ngại dấy lên trong quân đội Nga cho rằng Trung Quốc sẽ mua một số hệ thống nhằm mục đích ăn trộm công nghệ và sao chép lại thành một phiên bản nội địa. Điều này cũng đã từng xảy ra với những hệ thống quân sự Nga bán cho Trung Quốc trong quá khứ.
Về vấn đề này, Nga và Trung Quốc sẽ ký Thỏa thuận bảo vệ tài sản và trí tuệ mạnh mẽ hơn (IPP). Một thỏa thuận IPP đã từng được ký vào năm 2008, nhưng các quan chức Nga sau đó đã hủy bỏ nó do còn vướng nhiều thiếu sót. Đến năm 2012, hai nước cũng ký một thỏa thuận IPP, vài chi tiết của thương vụ này đã được tiết lộ.
Vè hệ thống S-400, chuyên trang quân sự Jane cho hay, Nga và Trung Quốc hy vọng sẽ vượt qua những trở ngại về sao chép công nghệ bằng việc sử dụng thỏa thuận IPP và doanh số bán hàng. Nếu Trung Quốc mua một số lượng lớn hệ thống tên lửa S-400, ngành công nghiệp vũ trang của Nga sẽ ít chịu thiệt hại hơn trong trường hợp Bắc Kinh nhăm nhe sao chép lại công nghệ này.
S-400 có thể giúp nâng cấp đáng kể sức mạnh quân sự của Trung QUốc trong những điều kiện khác nhau. Không quốc gia nào bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi hệ thống S-400 của Trung Quốc-vũ khí có pham vi tác động lên tới 400 kilometers. Các chuyên gia cho biết nó có thể giúp Bắc Kinh đạt được ưu thế trên không ở eo biển Đài Loan. York Chen, cựu thành viên của Hội đồng an ninh quốc gia của Đài Loan cho hay: “Khi S-400 cùng phối hợp với các máy bay chiến đấu đóng trên các căn cứ biển và đất liền của Trung Quốc, họ sẽ càng tự tin duy trì kiểm soát trên không, cũng tước đi khả năng chống phá có tổ chức của Lực lượng Không quân Đài Loan và ngăn chặn sự can thiệp của Mỹ.”
Trong khi Đài loan có thể chịu ảnh hưởng lớn nhất của S-400, không phải một họ phải đối chọi với tiềm lực mới này.
Nhật cũng không ưa gì sự xuất hiện của S-400 của Trung Quốc do vấn đề liên quan đến quần đảo Sensaku/Điếu Ngư. Tuy nhiên, ảnh hưởng của S-400 lên quyền kiểm soát của Nhật sẽ bị giảm bớt bởi thương vụ mua bán bay chiến đấu F-35 của Tokyo. Các máy bay chiến đấu đang được chế tạo để đối chọi với các hệ thống phong không tiên tiến.
Ấn Độ cũng bị S-400 đe dọa. Bởi vì hệ thống này có thể chống được tên lửa đạn đạo, việc Trung Quốc triển khai S-400 có thể đe dọa đến những răn đe quân sự chiến lược của Ấn Độ. Nếu Trung Quốc tung ra một cuộc không kích đầu tiên vào kho hạt nhân của Ấn Độ sẽ có thể quét sạch gần như mọi lực lượng chiến lược vì các hệ thống phòng thủ tên lửa như S-400 có khả năng chống lại những tên lửa tiềm tàng.
Thương vụ mua bán vũ khí hiện đại đáng chú ý này phải chăng chứng tỏ Nga-Trung đang tiến tới quan hệ đồng minh chiến lược?
Nguồn : Tin Mới
Không có nhận xét nào