Quan hệ Việt-Mỹ và thế cân bằng trong quan hệ với các siêu cường
Theo một nhà nghiên cứu làm việc cho Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington (CSIS), bà Phương Nguyễn, quan hệ quân sự giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã cải thiện đáng kể trong mấy năm gần đây, nhưng mối quan hệ này còn ẩn chứa nhiều phức tạp liên quan tới địa chính trị và lịch sử chiến tranh giữa hai nước.
Tướng Martin Dempsey, Tổng tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ và Tướng Đỗ Bá Tỵ duyệt hàng quân danh dự tại Hà Nội, ngày 14/8/2014.
Trong một bài viết đăng trên trang mạng của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế hôm 21 tháng Giêng, bà Phương Nguyễn nói rằng quan hệ Việt-Mỹ đã lật sang trang mới từ những năm 2000, khi hai nước tích cực tìm cách hợp tác với nhau, và bỏ lại quá khứ thù nghịch sau lưng.
Các giới chức quân sự và quốc phòng cấp cao của Mỹ thường xuyên đi thăm Việt Nam. Một mốc điểm quan trọng là năm 2011, khi hai nước ký biên bản ghi nhớ để đẩy mạnh hợp tác quốc phòng, và tháng 10 năm ngoái, chính phủ của Tổng Thống Obama loan báo tháo dỡ một phần lệnh cấm bán vũ khí có sức hủy diệt hàng loạt cho Việt Nam.
Bất chấp những bước tiến đó, nhà nghiên cứu nhận định rằng có nhiều yếu tố vẫn gây lấn cấn cho mối quan hệ song phương.
Yếu tố thứ nhất là yếu tố Trung Quốc, vẫn chi phối mọi quyết định về chính sách đối ngoại của Hà Nội, và những quan tâm của lãnh đạo Việt Nam về phản ứng có thể có của Bắc Kinh đối với những động thái xích lại gần nhau giữa Mỹ và Việt Nam.
Chính phủ của Tổng Thống Obama trong vài năm trở lại đây đã tích cực tìm cách cải thiện quan hệ với nước cựu thù Việt Nam trong khuôn khổ chính sách xoay trục sang Châu Á.
Bà Phương Nguyễn nói giới lãnh đạo Việt Nam nhận thức rõ rằng theo quan điểm của Bắc Kinh, nhiều yếu tố trong chính sách xoay trục đó có mục đích kiềm chế Bắc Kinh. Lãnh đạo Việt Nam quan ngại sẽ bị kẹt giũa hai cường quốc này, và trong vòng riêng tư đề cập tới tình hình Ukraine như hậu quả của một chính sách đối ngoại không cân bằng.
Nhận thức đó phần nào kiềm hãm chính sách đối ngoại của Hà Nội, một mặt từng bước cải thiện quan hệ an ninh với Hoa Kỳ trong bối cảnh tranh chấp biển đảo với Trung Quốc, nhưng mặt khác, phải luôn luôn trấn an Bắc Kinh, một mặt cần Hoa Kỳ bênh vực trong cuộc tranh chấp Biển Đông, mặt khác vẫn tuyên bố theo chính sách Ba Không về mặt quốc phòng: Không liên minh quân sự với nước nào, không cho phép bất cứ nước nào thiết lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam, và không dựa vào bất cứ nước nào chống lại một nước thứ ba.
Bà Phương Nguyễn nhận định rằng bất chấp thái độ hoài nghi trong một thành phần lãnh đạo Việt Nam, mối quan hệ quốc phòng Việt-Mỹ có nhiều tiềm năng và chắc chắn trong năm nay, sẽ được củng cố thêm giữa lúc hai nước ăn mừng kỷ niệm 20 năm bình thường hoá các quan hệ ngoại giao.
Nguồn: East Asia Forum, CSIS
Tướng Martin Dempsey, Tổng tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ và Tướng Đỗ Bá Tỵ duyệt hàng quân danh dự tại Hà Nội, ngày 14/8/2014.
Trong một bài viết đăng trên trang mạng của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế hôm 21 tháng Giêng, bà Phương Nguyễn nói rằng quan hệ Việt-Mỹ đã lật sang trang mới từ những năm 2000, khi hai nước tích cực tìm cách hợp tác với nhau, và bỏ lại quá khứ thù nghịch sau lưng.
Các giới chức quân sự và quốc phòng cấp cao của Mỹ thường xuyên đi thăm Việt Nam. Một mốc điểm quan trọng là năm 2011, khi hai nước ký biên bản ghi nhớ để đẩy mạnh hợp tác quốc phòng, và tháng 10 năm ngoái, chính phủ của Tổng Thống Obama loan báo tháo dỡ một phần lệnh cấm bán vũ khí có sức hủy diệt hàng loạt cho Việt Nam.
Bất chấp những bước tiến đó, nhà nghiên cứu nhận định rằng có nhiều yếu tố vẫn gây lấn cấn cho mối quan hệ song phương.
Yếu tố thứ nhất là yếu tố Trung Quốc, vẫn chi phối mọi quyết định về chính sách đối ngoại của Hà Nội, và những quan tâm của lãnh đạo Việt Nam về phản ứng có thể có của Bắc Kinh đối với những động thái xích lại gần nhau giữa Mỹ và Việt Nam.
Chính phủ của Tổng Thống Obama trong vài năm trở lại đây đã tích cực tìm cách cải thiện quan hệ với nước cựu thù Việt Nam trong khuôn khổ chính sách xoay trục sang Châu Á.
Bà Phương Nguyễn nói giới lãnh đạo Việt Nam nhận thức rõ rằng theo quan điểm của Bắc Kinh, nhiều yếu tố trong chính sách xoay trục đó có mục đích kiềm chế Bắc Kinh. Lãnh đạo Việt Nam quan ngại sẽ bị kẹt giũa hai cường quốc này, và trong vòng riêng tư đề cập tới tình hình Ukraine như hậu quả của một chính sách đối ngoại không cân bằng.
Nhận thức đó phần nào kiềm hãm chính sách đối ngoại của Hà Nội, một mặt từng bước cải thiện quan hệ an ninh với Hoa Kỳ trong bối cảnh tranh chấp biển đảo với Trung Quốc, nhưng mặt khác, phải luôn luôn trấn an Bắc Kinh, một mặt cần Hoa Kỳ bênh vực trong cuộc tranh chấp Biển Đông, mặt khác vẫn tuyên bố theo chính sách Ba Không về mặt quốc phòng: Không liên minh quân sự với nước nào, không cho phép bất cứ nước nào thiết lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam, và không dựa vào bất cứ nước nào chống lại một nước thứ ba.
Bà Phương Nguyễn nhận định rằng bất chấp thái độ hoài nghi trong một thành phần lãnh đạo Việt Nam, mối quan hệ quốc phòng Việt-Mỹ có nhiều tiềm năng và chắc chắn trong năm nay, sẽ được củng cố thêm giữa lúc hai nước ăn mừng kỷ niệm 20 năm bình thường hoá các quan hệ ngoại giao.
Nguồn: East Asia Forum, CSIS
Không có nhận xét nào