Đảo nhân tạo trên biển Đông: Mũi tên nhắm nhiều đích
Những gì mà Bắc Kinh thể hiện gần đây qua chiến dịch cải tạo và xây dựng các đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa cho thấy một bức tranh với nhiều điểm tiến công. Trong đó cả quân sự lẫn dân sự và mục tiêu chính trị trong nước đang đồng hành nối bước.
Lịch sử cho thấy tiên đoán ý định của Trung Quốc (TQ) chưa bao giờ là một điều dễ dàng.
Mục tiêu song trùng
Tại sao TQ đẩy mạnh các dự án xây dựng quy mô lớn trên các hòn đảo mà nước này chiếm giữ? Có ít nhất bốn lý do đang được các nhà quan sát và phân tích chiến lược nhắc đến.
Thứ nhất, TQ muốn từ từ củng cố tính chính danh của tuyên bố chủ quyền với 80% biển Đông. Như những gì nước này đã làm tại Hoàng Sa, các đảo nhân tạo sẽ giúp TQ xây dựng hàng loạt tiền đồn trên Trường Sa. Với diện tích hàng trăm hecta sau khi cải tạo hạ tầng, TQ sẽ có thể xây dựng các văn phòng hành chính, trại lính, cầu tàu, sân bay, cơ sở du lịch và khu dân cư. Vốn là chỉ dấu truyền thống cho quyền quản lý của nhà nước, các cơ sở hạ tầng này sẽ tăng cường cơ sở pháp lý cho tuyên bố chủ quyền của TQ.
Thứ hai, TQ đang nhắm tới việc ngăn cản khả năng tiếp cận khu vực từ các cường quốc khác (đặc biệt là Mỹ). Ngoài ra, theo góc nhìn của Bắc Kinh, các nước có tranh chấp với TQ đều là bình phong của Mỹ và là các con cờ để kiềm chế TQ.
Thứ ba, các cơ sở hạ tầng này sẽ giúp đơn giản hóa hoạt động và giảm chi phí cho các lực lượng của TQ trong chiến lược “cắt lát xúc xích”. Theo đó, việc triển khai lực lượng để quấy phá liên tục, ngăn cản khả năng hiện diện của các nước khác, hỗ trợ bào mòn chủ quyền từng phần và gia tăng hiện diện kinh tế của TQ sẽ trở nên thuận lợi hơn. Nhiệm vụ cấp thiết nhất hiện nay đối với Philippines và Việt Nam là tăng cường hiện diện của ngư dân, các lực lượng tuần tra và thực thi luật pháp để tránh việc từ bỏ chủ quyền trên biển Đông cho TQ.
Và cuối cùng là mục tiêu duy trì toàn vẹn lãnh thổ và ngăn chặn các thế lực nước ngoài vẽ lại biên giới TQ. Các tuyên bố chính thức của TQ từ năm 2009 đã liên tục lặp lại tầm quan trọng của việc duy trì chủ quyền đối với các hòn đảo tại biển Đông. Dưới góc nhìn này, việc thúc đẩy hình thành thành phố cấp địa khu Tam Sa với quân đội riêng cũng thể hiện mong muốn nhấn mạnh tầm quan trọng ngày càng tăng của biển Đông như một phần không thể tách rời. Với sức mạnh gia tăng, TQ không còn muốn hòa hoãn trong các tuyên bố chủ quyền, dù là đối với Đài Loan, Ấn Độ hay các hòn đảo xa ngoài biển Đông.
Mỹ ngăn cản TQ: Thất bại
Chuyên gia Zack Cooper tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cho rằng Mỹ đã thất bại trong việc ngăn cản TQ tiến hành các hoạt động khiêu khích, nhất là đối với các đồng minh như Nhật và Philippines. Ông này mạnh dạn kêu gọi một sự hiện diện và phối hợp mạnh mẽ hơn nữa giữa Mỹ và đồng minh trong khu vực.
Cái gọi là “vùng xám” (hiểu nôm na như một vùng đệm bảo vệ TQ) đã và đang được TQ tích cực mở rộng và củng cố, trong đó bao gồm cả khu vực biển Đông. Những quốc gia trong khu vực lại không đủ sức để đương đầu, tạo ra thế cân bằng với TQ. Nếu các nhà lãnh đạo Mỹ thực sự nghiêm túc chống lại sức ép của TQ, Washington phải chấp nhận thực tế rằng có thể phải đối mặt với nhiều nguy cơ hơn trong “vùng xám”. Tuy nhiên, nếu được tính toán cẩn thận, nâng cao rủi ro có thể là một công cụ ngăn chặn hiệu quả. Zack Cooper đề nghị: Các nhà hoạch định chính sách nên tận dụng những ưu thế của Mỹ và đồng minh như quân sự, chính trị, pháp lý, kinh tế, tài chính hay thậm chí là ngoại giao để ngăn chặn TQ. Mặc dù Bắc Kinh nỗ lực hiện đại hóa quân đội, năng lực quân sự của Mỹ vẫn vượt trội hơn rất nhiều. Trong trường hợp thật sự muốn chặn đứng TQ, Mỹ cần phải xem xét đến khả năng triển khai tàu chiến ngay tại “vùng xám”.
Một luồng ý kiến khác thì thận trọng hơn khi cho rằng Mỹ cần phải xem xét và tính toán từng bước đi cụ thể trước khi hành động. Ông Ely Ratner, Phó Giám đốc chương trình An ninh châu Á-Thái Bình Dương tại CNAS, thận trọng khi cho rằng các nhà phân tích nên tìm hiểu kỹ những tác động trong trung và dài hạn của các đảo nhân tạo TQ. Khi đã đánh giá được những tác động đó, Washington cần phải bắt tay vào việc tìm ra những chiến lược để chống lại một cách hiệu quả.
Theo Vũ Thành Công
Pháp luật TPHCM
Lịch sử cho thấy tiên đoán ý định của Trung Quốc (TQ) chưa bao giờ là một điều dễ dàng.
Mục tiêu song trùng
Tại sao TQ đẩy mạnh các dự án xây dựng quy mô lớn trên các hòn đảo mà nước này chiếm giữ? Có ít nhất bốn lý do đang được các nhà quan sát và phân tích chiến lược nhắc đến.
Thứ nhất, TQ muốn từ từ củng cố tính chính danh của tuyên bố chủ quyền với 80% biển Đông. Như những gì nước này đã làm tại Hoàng Sa, các đảo nhân tạo sẽ giúp TQ xây dựng hàng loạt tiền đồn trên Trường Sa. Với diện tích hàng trăm hecta sau khi cải tạo hạ tầng, TQ sẽ có thể xây dựng các văn phòng hành chính, trại lính, cầu tàu, sân bay, cơ sở du lịch và khu dân cư. Vốn là chỉ dấu truyền thống cho quyền quản lý của nhà nước, các cơ sở hạ tầng này sẽ tăng cường cơ sở pháp lý cho tuyên bố chủ quyền của TQ.
Thứ hai, TQ đang nhắm tới việc ngăn cản khả năng tiếp cận khu vực từ các cường quốc khác (đặc biệt là Mỹ). Ngoài ra, theo góc nhìn của Bắc Kinh, các nước có tranh chấp với TQ đều là bình phong của Mỹ và là các con cờ để kiềm chế TQ.
Thứ ba, các cơ sở hạ tầng này sẽ giúp đơn giản hóa hoạt động và giảm chi phí cho các lực lượng của TQ trong chiến lược “cắt lát xúc xích”. Theo đó, việc triển khai lực lượng để quấy phá liên tục, ngăn cản khả năng hiện diện của các nước khác, hỗ trợ bào mòn chủ quyền từng phần và gia tăng hiện diện kinh tế của TQ sẽ trở nên thuận lợi hơn. Nhiệm vụ cấp thiết nhất hiện nay đối với Philippines và Việt Nam là tăng cường hiện diện của ngư dân, các lực lượng tuần tra và thực thi luật pháp để tránh việc từ bỏ chủ quyền trên biển Đông cho TQ.
Và cuối cùng là mục tiêu duy trì toàn vẹn lãnh thổ và ngăn chặn các thế lực nước ngoài vẽ lại biên giới TQ. Các tuyên bố chính thức của TQ từ năm 2009 đã liên tục lặp lại tầm quan trọng của việc duy trì chủ quyền đối với các hòn đảo tại biển Đông. Dưới góc nhìn này, việc thúc đẩy hình thành thành phố cấp địa khu Tam Sa với quân đội riêng cũng thể hiện mong muốn nhấn mạnh tầm quan trọng ngày càng tăng của biển Đông như một phần không thể tách rời. Với sức mạnh gia tăng, TQ không còn muốn hòa hoãn trong các tuyên bố chủ quyền, dù là đối với Đài Loan, Ấn Độ hay các hòn đảo xa ngoài biển Đông.
Mỹ ngăn cản TQ: Thất bại
Chuyên gia Zack Cooper tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cho rằng Mỹ đã thất bại trong việc ngăn cản TQ tiến hành các hoạt động khiêu khích, nhất là đối với các đồng minh như Nhật và Philippines. Ông này mạnh dạn kêu gọi một sự hiện diện và phối hợp mạnh mẽ hơn nữa giữa Mỹ và đồng minh trong khu vực.
Cái gọi là “vùng xám” (hiểu nôm na như một vùng đệm bảo vệ TQ) đã và đang được TQ tích cực mở rộng và củng cố, trong đó bao gồm cả khu vực biển Đông. Những quốc gia trong khu vực lại không đủ sức để đương đầu, tạo ra thế cân bằng với TQ. Nếu các nhà lãnh đạo Mỹ thực sự nghiêm túc chống lại sức ép của TQ, Washington phải chấp nhận thực tế rằng có thể phải đối mặt với nhiều nguy cơ hơn trong “vùng xám”. Tuy nhiên, nếu được tính toán cẩn thận, nâng cao rủi ro có thể là một công cụ ngăn chặn hiệu quả. Zack Cooper đề nghị: Các nhà hoạch định chính sách nên tận dụng những ưu thế của Mỹ và đồng minh như quân sự, chính trị, pháp lý, kinh tế, tài chính hay thậm chí là ngoại giao để ngăn chặn TQ. Mặc dù Bắc Kinh nỗ lực hiện đại hóa quân đội, năng lực quân sự của Mỹ vẫn vượt trội hơn rất nhiều. Trong trường hợp thật sự muốn chặn đứng TQ, Mỹ cần phải xem xét đến khả năng triển khai tàu chiến ngay tại “vùng xám”.
Một luồng ý kiến khác thì thận trọng hơn khi cho rằng Mỹ cần phải xem xét và tính toán từng bước đi cụ thể trước khi hành động. Ông Ely Ratner, Phó Giám đốc chương trình An ninh châu Á-Thái Bình Dương tại CNAS, thận trọng khi cho rằng các nhà phân tích nên tìm hiểu kỹ những tác động trong trung và dài hạn của các đảo nhân tạo TQ. Khi đã đánh giá được những tác động đó, Washington cần phải bắt tay vào việc tìm ra những chiến lược để chống lại một cách hiệu quả.
“Những hòn đảo nhân tạo mới có thể hỗ trợ Bắc Kinh trong nhiều trường hợp, bao gồm cả tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không thứ hai ở biển Đông. Thêm vào đó, các hành động này còn được xem như là một công cụ gây sức ép lên các quốc gia khác trong khu vực” - bà Mira Rapp-Hooper, Giám đốc Trung tâm Sáng kiến minh bạch châu Á, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế. |
Theo Vũ Thành Công
Pháp luật TPHCM
Không có nhận xét nào