Phó chủ tịch Boeing đến Bộ quốc phòng VN 'chào hàng'
Phó chủ tịch cấp cao tập đoàn Boeing của Hoa Kỳ đã đến đề nghị “chào hàng” tại Bộ Quốc Phòng VN, theo bản tin của Thông Tấn Xã Việt Nam hôm Thứ Năm, 2 Tháng Tư, 2015.
Nguồn tin vừa kể cho hay, “Thay mặt lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã chúc mừng ngài Marc Allen và các thành viên trong đoàn đã đến thăm và làm việc tại Việt Nam.”
Ông Bertrand-Marc (Marc) Allen, 41 tuổi, mới được cử làm phó chủ tịch cấp cao kiêm chủ tịch ngành quốc tế của tập đoàn Boeing năm nay, sau một thời gian làm phó chủ tịch về tài chính, chủ tịch Boeing chi nhánh Trung Quốc.
Trước đây, Việt Nam từng mua máy bay dân dụng của Boeing mà loại mới nhất đang chờ giao hàng 8 chiếc Boeing Dreamliner 787. Tập đoàn Boeing ngoài sự nổi tiếng thế giới về dòng máy bay vận chuyển hành khách, còn nổi tiếng là một trong những nhà thầu quốc phòng lớn nhất nước Mỹ.
Các bộ phận nghiên cứu và chế tạo các loại trang bị quốc phòng của Boeing gồm từ vệ tinh, phi thuyền không gian, máy bay chiến đấu, máy bay vận tải quân sự, các loại trực thăng chiến đấu, máy bay không người lái. Theo tài liệu của Boeing, lợi tức chỉ riêng trong phạm vi bán sản phẩm quân sự quốc phòng của họ năm 2013 đã lên hơn 33 tỉ đô la, sử dụng 68,000 chuyên viên và thợ chuyên môn tại hơn hai chục cơ sở trên nước Mỹ.
Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) thuật lời ông Nguyễn Chí Vịnh cho rằng “Ngoài việc hợp tác với các tập đoàn, doanh nghiệp ngoài quân đội, Tập đoàn Boeing cần phối hợp, thúc đẩy hợp tác giới thiệu các sản phẩm lưỡng dụng mà phía các đơn vị, doanh nghiệp trong quân đội có nhu cầu.”
Còn ông Marc Allen được thuật lời “khẳng định Tập đoàn Boeing sẽ xúc tiến, đẩy nhanh việc mở rộng hợp tác với Việt Nam.” Đồng thời ông “mong muốn được Bộ quốc phòng Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi để tập đoàn giới thiệu các sản phẩm đến các đơn vị, doanh nghiệp trong quân đội.”
Đã từ lâu, Hà Nội yêu cầu Washington bán cho các bộ phận thay thế để có thể sử dụng lại được một số máy bay chuyển quân Chinook của VNCH bỏ lại từ thời chiến tranh trước 1975 bên cạnh bộ phận thay thế cho thiết vận xa, đại bác của VNCH vốn được Mỹ viện trợ.
Trực thăng vận tải quân sự Chinook CH-47 do Boeing sản xuất bây giờ quá cũ, quân đội Hoa Kỳ đã phế thải từ lâu. Các phiên bản mới hơn, cải tiến điện tử tối tân hơn của dòng trực thăng này hiện vẫn còn được Hoa Kỳ và đồng minh sử dụng rộng rãi.
Không thấy bản tin TTXVN tiết lộ gì khác ngoài những lời xã giao và hứa hẹn về tiếp thị sản phẩm trong cuộc gặp mặt giữa ông Vịnh và ông Allen. Người ta thấy sau khi Hoa Kỳ giải tỏa một phần cấm vận bán võ khí sát thương cho Việt Nam, giới sản xuất trang bị an ninh quốc phòng Mỹ đang theo nhau tới Việt Nam chào hàng.
Trước đó, hồi tháng Giêng, TTXVN đưa một bản tin ngắn nói “Chiều 20/1/2015, tại Hà Nội, Thượng tướng Trương Quang Khánh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiếp ngài Patrick M. Dewar, Phó Chủ tịch điều hành Tập đoàn Lockheed Martin nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam”.
Nguồn tin này thuật lời ông Dewar nói “Thời gian tới, Tập đoàn Lockheed Martin mong muốn có cơ hội được hợp tác với Bộ Quốc phòng Việt Nam trên các lĩnh vực mà phía Tập đoàn có thế mạnh”.
Tập đoàn Lockheed Martin cũng là một trong những nhà thầu hàng đầu cung cấp trang bị quốc phòng cho quân đội Hoa Kỳ với những sản phẩm tối tân nhất từ vệ tinh, hỏa tiễn, chiến đấu cơ, hệ thống tác chiến điện tử. Khoảng 74% lợi tức của công ty đến từ bán sản phẩm cho quân đội Mỹ.
Việt Nam cũng từng là khách hàng của Lockheed Martin khi mua hai vệ tinh viễn thông và hệ thống kiểm soát. Hai vệ tinh này hiện đang bay trên quỹ đạo.
Hồi Tháng Tư năm 2013, theo một bản tin trên tạp chí anh ninh quốc phòng nổi tiếng Jane's Defense và tạp chí Military Industry Today, ông Clay Fearnow, giám đốc chương trình tuần tra biển của Lockheed Martin nói cho biết như vậy tại của triển lãm hàng năm LAAD Defense and Security 2013 tổ chức ở Rio de Janeiro, Brazil.
“Nhà cầm quyền VN dự trù yêu cầu chính phủ Mỹ chấp thuận bán cho một số máy bay tuần tra biển P-3 Orion”. Thời gian đó, tạp chí Jane thuật lại như vậy và nói Hải quân của Việt Nam muốn mua số lượng lên tới 6 chiếc P-3 Orion “thặng dư” hiện đang tồn kho để tuần tiễu 3,500km bờ biển và 1,396,299 km2 vùng biển đặc quyền kinh tế (EEZ).
“Hải quân Việt Nam rất muốn mua các chiếc P-3 mà (chính phủ Mỹ) hậu thuẫn cho chương trình này tiến hành”. Ông Fearnow nói.
Tuy nhiên, theo lời ông, các chiếc máy bay P-3 Orion nếu bán cho Việt Nam chỉ có các trang bị điện tử săn tìm, không có trang bị võ khí tiêu diệt hay tấn công (tàu chiến hay tàu ngầm). Thí dụ chỉ được trang bị hệ thống dò tìm hồng ngoại tuyến FLIR (Forward Looking Infrared) và các hệ thống điện tử khác.
Tin tức bán máy bay tuần tra biển Orion P-3 lại được hâm nóng hồi đầu Tháng 12, 2014 khi Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao VN Phạm Bình Minh đến thủ đô Washington. Khi tiếp ông Minh, Bộ ngoại giao Mỹ cho hay ngoại trưởng John Kerry đã thông báo là Hoa Kỳ quyết định hủy bỏ một phần cấm vận bán võ khí sát thương cho Việt Nam.
Ngày 21 Tháng Giêng, 2015, báo Đài Loan Want China Times tiết lộ rằng một số sĩ quan không quân VN đã được gửi đi học lái máy bay tuần tra Orion P-3 tại cả Đài Loan và Hoa Kỳ. Hiện chưa có tin tức gì ngã ngũ về khả năng Việt Nam mua được một số máy bay tuần tra biển này. (TN)
Nguồn tin vừa kể cho hay, “Thay mặt lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã chúc mừng ngài Marc Allen và các thành viên trong đoàn đã đến thăm và làm việc tại Việt Nam.”
Ông Bertrand-Marc (Marc) Allen, 41 tuổi, mới được cử làm phó chủ tịch cấp cao kiêm chủ tịch ngành quốc tế của tập đoàn Boeing năm nay, sau một thời gian làm phó chủ tịch về tài chính, chủ tịch Boeing chi nhánh Trung Quốc.
Trước đây, Việt Nam từng mua máy bay dân dụng của Boeing mà loại mới nhất đang chờ giao hàng 8 chiếc Boeing Dreamliner 787. Tập đoàn Boeing ngoài sự nổi tiếng thế giới về dòng máy bay vận chuyển hành khách, còn nổi tiếng là một trong những nhà thầu quốc phòng lớn nhất nước Mỹ.
Các bộ phận nghiên cứu và chế tạo các loại trang bị quốc phòng của Boeing gồm từ vệ tinh, phi thuyền không gian, máy bay chiến đấu, máy bay vận tải quân sự, các loại trực thăng chiến đấu, máy bay không người lái. Theo tài liệu của Boeing, lợi tức chỉ riêng trong phạm vi bán sản phẩm quân sự quốc phòng của họ năm 2013 đã lên hơn 33 tỉ đô la, sử dụng 68,000 chuyên viên và thợ chuyên môn tại hơn hai chục cơ sở trên nước Mỹ.
Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) thuật lời ông Nguyễn Chí Vịnh cho rằng “Ngoài việc hợp tác với các tập đoàn, doanh nghiệp ngoài quân đội, Tập đoàn Boeing cần phối hợp, thúc đẩy hợp tác giới thiệu các sản phẩm lưỡng dụng mà phía các đơn vị, doanh nghiệp trong quân đội có nhu cầu.”
Còn ông Marc Allen được thuật lời “khẳng định Tập đoàn Boeing sẽ xúc tiến, đẩy nhanh việc mở rộng hợp tác với Việt Nam.” Đồng thời ông “mong muốn được Bộ quốc phòng Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi để tập đoàn giới thiệu các sản phẩm đến các đơn vị, doanh nghiệp trong quân đội.”
Đã từ lâu, Hà Nội yêu cầu Washington bán cho các bộ phận thay thế để có thể sử dụng lại được một số máy bay chuyển quân Chinook của VNCH bỏ lại từ thời chiến tranh trước 1975 bên cạnh bộ phận thay thế cho thiết vận xa, đại bác của VNCH vốn được Mỹ viện trợ.
Trực thăng vận tải quân sự Chinook CH-47 do Boeing sản xuất bây giờ quá cũ, quân đội Hoa Kỳ đã phế thải từ lâu. Các phiên bản mới hơn, cải tiến điện tử tối tân hơn của dòng trực thăng này hiện vẫn còn được Hoa Kỳ và đồng minh sử dụng rộng rãi.
Không thấy bản tin TTXVN tiết lộ gì khác ngoài những lời xã giao và hứa hẹn về tiếp thị sản phẩm trong cuộc gặp mặt giữa ông Vịnh và ông Allen. Người ta thấy sau khi Hoa Kỳ giải tỏa một phần cấm vận bán võ khí sát thương cho Việt Nam, giới sản xuất trang bị an ninh quốc phòng Mỹ đang theo nhau tới Việt Nam chào hàng.
Trước đó, hồi tháng Giêng, TTXVN đưa một bản tin ngắn nói “Chiều 20/1/2015, tại Hà Nội, Thượng tướng Trương Quang Khánh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiếp ngài Patrick M. Dewar, Phó Chủ tịch điều hành Tập đoàn Lockheed Martin nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam”.
Nguồn tin này thuật lời ông Dewar nói “Thời gian tới, Tập đoàn Lockheed Martin mong muốn có cơ hội được hợp tác với Bộ Quốc phòng Việt Nam trên các lĩnh vực mà phía Tập đoàn có thế mạnh”.
Tập đoàn Lockheed Martin cũng là một trong những nhà thầu hàng đầu cung cấp trang bị quốc phòng cho quân đội Hoa Kỳ với những sản phẩm tối tân nhất từ vệ tinh, hỏa tiễn, chiến đấu cơ, hệ thống tác chiến điện tử. Khoảng 74% lợi tức của công ty đến từ bán sản phẩm cho quân đội Mỹ.
Việt Nam cũng từng là khách hàng của Lockheed Martin khi mua hai vệ tinh viễn thông và hệ thống kiểm soát. Hai vệ tinh này hiện đang bay trên quỹ đạo.
Hồi Tháng Tư năm 2013, theo một bản tin trên tạp chí anh ninh quốc phòng nổi tiếng Jane's Defense và tạp chí Military Industry Today, ông Clay Fearnow, giám đốc chương trình tuần tra biển của Lockheed Martin nói cho biết như vậy tại của triển lãm hàng năm LAAD Defense and Security 2013 tổ chức ở Rio de Janeiro, Brazil.
“Nhà cầm quyền VN dự trù yêu cầu chính phủ Mỹ chấp thuận bán cho một số máy bay tuần tra biển P-3 Orion”. Thời gian đó, tạp chí Jane thuật lại như vậy và nói Hải quân của Việt Nam muốn mua số lượng lên tới 6 chiếc P-3 Orion “thặng dư” hiện đang tồn kho để tuần tiễu 3,500km bờ biển và 1,396,299 km2 vùng biển đặc quyền kinh tế (EEZ).
“Hải quân Việt Nam rất muốn mua các chiếc P-3 mà (chính phủ Mỹ) hậu thuẫn cho chương trình này tiến hành”. Ông Fearnow nói.
Tuy nhiên, theo lời ông, các chiếc máy bay P-3 Orion nếu bán cho Việt Nam chỉ có các trang bị điện tử săn tìm, không có trang bị võ khí tiêu diệt hay tấn công (tàu chiến hay tàu ngầm). Thí dụ chỉ được trang bị hệ thống dò tìm hồng ngoại tuyến FLIR (Forward Looking Infrared) và các hệ thống điện tử khác.
Tin tức bán máy bay tuần tra biển Orion P-3 lại được hâm nóng hồi đầu Tháng 12, 2014 khi Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao VN Phạm Bình Minh đến thủ đô Washington. Khi tiếp ông Minh, Bộ ngoại giao Mỹ cho hay ngoại trưởng John Kerry đã thông báo là Hoa Kỳ quyết định hủy bỏ một phần cấm vận bán võ khí sát thương cho Việt Nam.
Ngày 21 Tháng Giêng, 2015, báo Đài Loan Want China Times tiết lộ rằng một số sĩ quan không quân VN đã được gửi đi học lái máy bay tuần tra Orion P-3 tại cả Đài Loan và Hoa Kỳ. Hiện chưa có tin tức gì ngã ngũ về khả năng Việt Nam mua được một số máy bay tuần tra biển này. (TN)
Không có nhận xét nào