Tam giác quan hệ Nga -Việt Nam-Trung Quốc và biển Đông
Thủ tướng Nga đã đến Việt Nam, bắt đầu chuyến công du chính thức khởi sự từ hôm nay 06/04/2014. Trả lời phỏng vấn của báo chí trước lúc lên đường, ông Medvedev đã nhấn mạnh đến trọng tâm kinh tế của chuyến thăm. Giới quan sát tuy nhiên đã lồng sự kiện này vào trong bối cảnh thời sự hiện nay, với đà xích lại gần nhau rõ rệt giữa Matxcơva và Bắc Kinh, vào lúc căng thẳng vẫn dai dẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông.
Vấn đề đặt ra rất đơn giản : Để bảo vệ lợi ích của mình trên Biển Đông, chống lại các hành động ngày càng lấn lướt của Trung Quốc, Việt Nam rất cần đến vũ khí của Nga, cũng như hậu thuẫn chính trị của Nga và các cường quốc khác trên thế giới.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, do căng thẳng Nga-Mỹ trên hồ sơ Ukraina, Matxcơva đã ngày càng quan hệ chặt chẽ hơn với Bắc Kinh, và nhất là đã sẵn sàng bán cho Trung Quốc những loại vũ khí hiện đại mà trước đây Nga không muốn cung cấp. Các phương tiện đó hiển nhiên trở thành mối đe dọa cho Việt Nam.
Quan hệ thắm thiết mới giữa Nga và Trung Quốc thời hậu Ukraina
Trong bài phân tích "Ukraina và trục Nga-Trung" đăng trên báo mạng Nhật Bản The Diplomat ngày 02/04, James D.J. Brown, Giảng sư bộ môn khoa hoc chính trị tại Đại học Temple, Tokyo, đã nêu bật chiều hướng xích lại gần nhau giữa Matxcơva và Bắc Kinh từ hơn một năm nay, cụ thể là từ tháng Ba năm 2014, thời điểm bùng lên cuộc khủng hoảng Ukraina.
Về quan hệ chính trị tổng quát, ông Brown ghi nhận chẳng hạn các tuyên bố cực kỳ hữu hảo của Tổng thống Nga Putin tại Thượng Hải nhân chuyến công du vào tháng Năm 2014, khi ông nói đến sự kiện quan hệ Nga-Trung đã trở thành "tốt nhất trong nhiều thế kỷ". Bên cạnh đó, hai bên cũng đã ký một hợp đồng khí đốt khổng lồ trị giá 400 tỷ đô la mà trước đó Trung Quốc đã phải mất 10 năm đàm phán mà không có kết quả.
Trong lĩnh vực vũ khí cũng vậy. Nga đã sẵn sàng nhượng bộ Trung Quốc nhiều hơn. Matxcơva đã đồng ý cung cấp cho Bắc Kinh các hệ thống phòng không S-400 và máy bay chiến đấu Su-35, những loại vũ khí tiên tiến mà trước đó Nga không chịu bán vì sợ bị Trung Quốc "quay cóp".
Công nghệ vũ khí mới của Nga sẽ giúp Trung Quốc mở rộng phạm vi tấn công và phòng thủ của mình, qua đó tăng cường uy lực của Bắc Kinh trong các vấn đề Đài Loan hay tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản. Hơn nữa, ngoài các thương vụ vũ khí, hợp tác hải quân cũng được thúc đẩy, sau cuộc tập trận chung tại Biển Hoa Đông vào tháng Năm năm ngoái, Nga và Trung Quốc đã nhất trí tiến hành các diễn tập Hải quân vào năm nay ở vùng Địa Trung Hải và Thái Bình Dương.
Còn đối với Nga, vai trò của Việt Nam được cho là rất quan trọng trên cả hai bình diện kinh tế và địa lý chiến lược. Nếu Nga muốn đặt chân vào vùng Đông Nam Á, thì Việt Nam đương nhiên là đầu cầu tốt nhất, không quốc gia ASEAN nào khác sánh kịp. Trên bình diện kinh tế, thương mại thì chỉ cần nêu hai dữ liệu : Liên doanh dầu khí Việt-Nga Vietsovpetro thường được đánh giá là thành công nhất trong toàn bộ các liên doanh của Nga ở hải ngoại.
Ngoài ra, theo ước tính mới nhất của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm SIPRI, trong năm 2014, Việt Nam là thị trường vũ khí số một của Nga, với gần 1 tỷ đô la vũ khí đặt mua.
Vai trò như vừa kể của Việt Nam được cho là buộc Nga phải cân nhắc khi xem xét vấn đề Biển Đông trong quan hệ với Trung Quốc.
Giáo sư Thayer: "Nga bị kẹt trong tình huống khó xử"
Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia tại Học viện Quốc phòng Úc, đã ghi nhận bối cảnh tế nhị bắt nguồn từ tranh chấp Việt-Trung tại Biển Đông mà Hà Nội - và Matxcơva trong một chừng mực nào đó - đang gặp phải.
Mục tiêu chính trong chuyến thăm Việt Nam lần này của Thủ tướng Nga Dmitri Medvedev là gì, và Việt Nam có thể mong đợi gì từ Nga ?
Thayer: Thủ tướng Dmitri Medvedev thăm Việt Nam trong khuôn khổ bình thường của tiến trình trao đổi cấp cao giữa Nga và Việt Nam quy định trong thỏa thuận đối tác chiến lược toàn diện song phương.
Medvedev và đồng nhiệm Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sẽ điểm lại tiến độ thực hiện kế hoạch hoạt động song phương Nga Việt vào năm 2014 và vạch ra những ưu tiên mới cho kế hoạch hành động năm 2015.
Hai nhà lãnh đạo sẽ đặc biệt xem xét các bước cần thiết để nâng cao thương mại hai chiều từ 3,8 tỷ đô la năm ngoái, lên mức10 tỷ đô la vào năm 2020. Nga sẽ quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế để tăng cường việc cung cấp nông sản và thủy sản Việt Nam cho Nga.
Tháp tùng theo Thủ tướng Medvedev là một phái đoàn hùng hậu, và một loạt thoả thuận sẽ được ký kết trong một số lĩnh vực. Hợp tác chung Nga-Việt trong việc thăm dò và sản xuất dầu khí sẽ có vị trí nổi bật và đây là nguồn kiếm tiền chính của Nga.
Hai bên cũng sẽ thảo luận về các vấn đề kinh tế và chính trị trong khu vực và toàn cầu nhằm phối hợp chính sách trong các tổ chức đa phương quốc tế. Nga cho biết là họ đặt quan hệ với Việt Nam lên ưu tiên hàng đầu. Lý do là vì Nga không có một dấu ấn ở bất kỳ một quốc gia Đông Nam Á nào khác tương đương với vị trí của họ tại Việt Nam.
Liệu Thủ tướng Medvedev có sẽ nhắc lại việc cho Nga sử dụng cảng Cam Ranh hay không? Và câu trả lời có thể ra sao ?
Thayer: Nga đã được hưởng quyền truy cập đặc biệt để vào Vịnh Cam Ranh nhằm hỗ trợ Việt Nam trong việc vận hành và bảo trì tàu ngầm Kilo và hòa nhập phương tiện vào lực lượng của mình. Việt Nam đã nói rõ là do hai bên có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, Nga sẽ được đối xử đặc biệt trong trường hợp Vịnh Cam Ranh, quyền mà các cường quốc khác chưa có được.
Chắc chắn là hai bên sẽ trao đổi quan điểm về những tranh cãi bắt nguồn từ những lời than phiền của Mỹ theo đó phi cơ tiếp tế nhiên liệu của Nga (xuất phát từ Cam Ranh) đã bay lên tiếp liệu cho oanh tạc cơ chiến lược của Nga đang thực hiện các nhiệm vụ gần các căn cứ nhạy cảm của Mỹ như đảo Guam.
Hoạt động của Nga ở Đông Á là một phần trong chiến lược toàn cầu của Nga nhằm thể hiện thái độ quyết đoán, phản ứng lại lệnh trừng phạt của Mỹ và Châu Âu sau vụ Nga sáp nhập Crimer và can thiệp vào Ukraina.
Lập trường của Nga trên vấn đề Biển Đông là gì? Nga có thể giúp ích gì cho Việt Nam trên vấn đề này không ?
Thayer: Trong thực tế, Nga đang bị kẹt trong một tình thế khó xử là phải làm sao để duy trì mối quan hệ tốt đẹp vừa với Việt Nam vừa với Trung Quốc.
Nga chỉ có thể hỗ trợ Việt Nam một cách hình thức bằng cách tuyên bố ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình trên cơ sở đàm phán giữa các bên có liên quan trực tiếp và trên cơ sở luật pháp quốc tế. Nói cách khác, Nga đứng ngoài và thúc giục các bên tự kiềm chế, không sử dụng vũ lực.
Mặc dù cả hai bên Nga-Việt đều tuyên bố rằng họ đều tin tưởng lẫn nhau, Việt Nam sẽ luôn luôn lo lắng rằng trong trường hợp xảy ra xung đột với Trung Quốc, Nga sẽ giữ một vị trí trung lập. Một chính sách như vậy sẽ dẫn đến việc Nga từ chối tiếp tế cho Việt Nam khi kho tên lửa chống hạm và các loại tên lửa khác cạn kiệt...
Theo RFI
Vấn đề đặt ra rất đơn giản : Để bảo vệ lợi ích của mình trên Biển Đông, chống lại các hành động ngày càng lấn lướt của Trung Quốc, Việt Nam rất cần đến vũ khí của Nga, cũng như hậu thuẫn chính trị của Nga và các cường quốc khác trên thế giới.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, do căng thẳng Nga-Mỹ trên hồ sơ Ukraina, Matxcơva đã ngày càng quan hệ chặt chẽ hơn với Bắc Kinh, và nhất là đã sẵn sàng bán cho Trung Quốc những loại vũ khí hiện đại mà trước đây Nga không muốn cung cấp. Các phương tiện đó hiển nhiên trở thành mối đe dọa cho Việt Nam.
Quan hệ thắm thiết mới giữa Nga và Trung Quốc thời hậu Ukraina
Trong bài phân tích "Ukraina và trục Nga-Trung" đăng trên báo mạng Nhật Bản The Diplomat ngày 02/04, James D.J. Brown, Giảng sư bộ môn khoa hoc chính trị tại Đại học Temple, Tokyo, đã nêu bật chiều hướng xích lại gần nhau giữa Matxcơva và Bắc Kinh từ hơn một năm nay, cụ thể là từ tháng Ba năm 2014, thời điểm bùng lên cuộc khủng hoảng Ukraina.
Về quan hệ chính trị tổng quát, ông Brown ghi nhận chẳng hạn các tuyên bố cực kỳ hữu hảo của Tổng thống Nga Putin tại Thượng Hải nhân chuyến công du vào tháng Năm 2014, khi ông nói đến sự kiện quan hệ Nga-Trung đã trở thành "tốt nhất trong nhiều thế kỷ". Bên cạnh đó, hai bên cũng đã ký một hợp đồng khí đốt khổng lồ trị giá 400 tỷ đô la mà trước đó Trung Quốc đã phải mất 10 năm đàm phán mà không có kết quả.
Trong lĩnh vực vũ khí cũng vậy. Nga đã sẵn sàng nhượng bộ Trung Quốc nhiều hơn. Matxcơva đã đồng ý cung cấp cho Bắc Kinh các hệ thống phòng không S-400 và máy bay chiến đấu Su-35, những loại vũ khí tiên tiến mà trước đó Nga không chịu bán vì sợ bị Trung Quốc "quay cóp".
Công nghệ vũ khí mới của Nga sẽ giúp Trung Quốc mở rộng phạm vi tấn công và phòng thủ của mình, qua đó tăng cường uy lực của Bắc Kinh trong các vấn đề Đài Loan hay tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản. Hơn nữa, ngoài các thương vụ vũ khí, hợp tác hải quân cũng được thúc đẩy, sau cuộc tập trận chung tại Biển Hoa Đông vào tháng Năm năm ngoái, Nga và Trung Quốc đã nhất trí tiến hành các diễn tập Hải quân vào năm nay ở vùng Địa Trung Hải và Thái Bình Dương.
Còn đối với Nga, vai trò của Việt Nam được cho là rất quan trọng trên cả hai bình diện kinh tế và địa lý chiến lược. Nếu Nga muốn đặt chân vào vùng Đông Nam Á, thì Việt Nam đương nhiên là đầu cầu tốt nhất, không quốc gia ASEAN nào khác sánh kịp. Trên bình diện kinh tế, thương mại thì chỉ cần nêu hai dữ liệu : Liên doanh dầu khí Việt-Nga Vietsovpetro thường được đánh giá là thành công nhất trong toàn bộ các liên doanh của Nga ở hải ngoại.
Ngoài ra, theo ước tính mới nhất của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm SIPRI, trong năm 2014, Việt Nam là thị trường vũ khí số một của Nga, với gần 1 tỷ đô la vũ khí đặt mua.
Vai trò như vừa kể của Việt Nam được cho là buộc Nga phải cân nhắc khi xem xét vấn đề Biển Đông trong quan hệ với Trung Quốc.
Giáo sư Thayer: "Nga bị kẹt trong tình huống khó xử"
Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia tại Học viện Quốc phòng Úc, đã ghi nhận bối cảnh tế nhị bắt nguồn từ tranh chấp Việt-Trung tại Biển Đông mà Hà Nội - và Matxcơva trong một chừng mực nào đó - đang gặp phải.
Mục tiêu chính trong chuyến thăm Việt Nam lần này của Thủ tướng Nga Dmitri Medvedev là gì, và Việt Nam có thể mong đợi gì từ Nga ?
Thayer: Thủ tướng Dmitri Medvedev thăm Việt Nam trong khuôn khổ bình thường của tiến trình trao đổi cấp cao giữa Nga và Việt Nam quy định trong thỏa thuận đối tác chiến lược toàn diện song phương.
Medvedev và đồng nhiệm Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sẽ điểm lại tiến độ thực hiện kế hoạch hoạt động song phương Nga Việt vào năm 2014 và vạch ra những ưu tiên mới cho kế hoạch hành động năm 2015.
Hai nhà lãnh đạo sẽ đặc biệt xem xét các bước cần thiết để nâng cao thương mại hai chiều từ 3,8 tỷ đô la năm ngoái, lên mức10 tỷ đô la vào năm 2020. Nga sẽ quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế để tăng cường việc cung cấp nông sản và thủy sản Việt Nam cho Nga.
Tháp tùng theo Thủ tướng Medvedev là một phái đoàn hùng hậu, và một loạt thoả thuận sẽ được ký kết trong một số lĩnh vực. Hợp tác chung Nga-Việt trong việc thăm dò và sản xuất dầu khí sẽ có vị trí nổi bật và đây là nguồn kiếm tiền chính của Nga.
Hai bên cũng sẽ thảo luận về các vấn đề kinh tế và chính trị trong khu vực và toàn cầu nhằm phối hợp chính sách trong các tổ chức đa phương quốc tế. Nga cho biết là họ đặt quan hệ với Việt Nam lên ưu tiên hàng đầu. Lý do là vì Nga không có một dấu ấn ở bất kỳ một quốc gia Đông Nam Á nào khác tương đương với vị trí của họ tại Việt Nam.
Liệu Thủ tướng Medvedev có sẽ nhắc lại việc cho Nga sử dụng cảng Cam Ranh hay không? Và câu trả lời có thể ra sao ?
Thayer: Nga đã được hưởng quyền truy cập đặc biệt để vào Vịnh Cam Ranh nhằm hỗ trợ Việt Nam trong việc vận hành và bảo trì tàu ngầm Kilo và hòa nhập phương tiện vào lực lượng của mình. Việt Nam đã nói rõ là do hai bên có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, Nga sẽ được đối xử đặc biệt trong trường hợp Vịnh Cam Ranh, quyền mà các cường quốc khác chưa có được.
Chắc chắn là hai bên sẽ trao đổi quan điểm về những tranh cãi bắt nguồn từ những lời than phiền của Mỹ theo đó phi cơ tiếp tế nhiên liệu của Nga (xuất phát từ Cam Ranh) đã bay lên tiếp liệu cho oanh tạc cơ chiến lược của Nga đang thực hiện các nhiệm vụ gần các căn cứ nhạy cảm của Mỹ như đảo Guam.
Hoạt động của Nga ở Đông Á là một phần trong chiến lược toàn cầu của Nga nhằm thể hiện thái độ quyết đoán, phản ứng lại lệnh trừng phạt của Mỹ và Châu Âu sau vụ Nga sáp nhập Crimer và can thiệp vào Ukraina.
Lập trường của Nga trên vấn đề Biển Đông là gì? Nga có thể giúp ích gì cho Việt Nam trên vấn đề này không ?
Thayer: Trong thực tế, Nga đang bị kẹt trong một tình thế khó xử là phải làm sao để duy trì mối quan hệ tốt đẹp vừa với Việt Nam vừa với Trung Quốc.
Nga chỉ có thể hỗ trợ Việt Nam một cách hình thức bằng cách tuyên bố ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình trên cơ sở đàm phán giữa các bên có liên quan trực tiếp và trên cơ sở luật pháp quốc tế. Nói cách khác, Nga đứng ngoài và thúc giục các bên tự kiềm chế, không sử dụng vũ lực.
Mặc dù cả hai bên Nga-Việt đều tuyên bố rằng họ đều tin tưởng lẫn nhau, Việt Nam sẽ luôn luôn lo lắng rằng trong trường hợp xảy ra xung đột với Trung Quốc, Nga sẽ giữ một vị trí trung lập. Một chính sách như vậy sẽ dẫn đến việc Nga từ chối tiếp tế cho Việt Nam khi kho tên lửa chống hạm và các loại tên lửa khác cạn kiệt...
Theo RFI
Không có nhận xét nào