Việt Nam dùng máy bay không người lái tuần tra biển Ðông
Việt Nam gần đây trình làng một mẫu máy bay không người lái cỡ lớn được sử dụng cho cả hai mục tiêu quân sự và dân sự, nhất là cho nhu cầu tuần tra trên Biển Ðông.
Hệ thống truyền hình và báo chí của Việt Nam gần đây đưa tin và hình ảnh của một mẫu máy bay không người lái (UAV) cỡ lớn và có khả năng hoạt động trên không suốt 35 giờ và tầm bay lên tới 4,000km.
Máy bay tuần tra không người lái HS-6L Việt Nam tự chế với sự cố vấn kỹ thuật của Belarus. (Hình: Jane's Defense)
Báo Ðất Việt ngày 11 tháng 12, 2015 khoe rằng, “Việt Nam vừa có bước đột phá mới trong công nghệ sản xuất máy bay không người lái khi phát triển thành công nguyên mẫu HS-6L bay xa 4.000km. Ðược biết, UAV HS-6L là sản phẩm của sự hợp tác giữa Viện Hàn lâm KH-CN Việt Nam kết hợp với Bộ Công An và đã hoàn tất việc chế tạo nguyên mẫu vào ngày 1 tháng 11, 2015.”
Dự trù UAV này sẽ được đem ra bay thử nghiệm trên Biển Ðông vào quý thứ hai của năm 2016. Mẫu UAV HS-6L sử dụng động cơ Rotax 914 mua của một công ty Áo Quốc (Austria).
Theo tạp chí thông tin an ninh quốc phòng quốc tế Jane's Defense ngày 23 tháng 12, 2015, nhiều phần Việt Nam dựa vào kỹ thuật và cố vấn kỹ thuật của các chuyên viên chế tạo UAV của Belarus. Việc loan báo “bước đột phá” trong công nghệ UAV của Việt Nam trùng hợp với chuyến thăm Hà Nội của tổng thống Belarus là ông Aleksandr G. Lukashenko. Cùng đi với ông này còn có chủ tịch Hàn Lâm Viện Khoa Học là Giáo Sư Vladimir G Gusakov.
Tháng 11 năm ngoái, Jane's Defense cho hay Việt Nam mua của Belarus một hệ thống thiết bị sửa chữa và sản xuất UAV có sải cánh dài 5.7 mét, trong đó gồm cả một mẫu thân UAV hai mình (twin-boom) bằng sợi hóa học tổng hợp và có vẻ giống như mẫu UAV cỡ lớn hơn (HS-6L) đem trình làng với báo chí.
Trong cuộc triển lãm có tên là Hội chợ Techmart 2015 tổ chức ở Hà Nội hồi đầu tháng 10, 2015, Việt Nam đã đem khoe hai sản phẩm máy bay không người lái “tự nghiên cứu phát triển và nhận chuyển giao công nghệ.”
Hai sản phẩm này là Drone và Pelican VB-01. Drone là máy bay trực thăng không người lái 4 cánh quạt trong khi máy bay không người lái Pelican VB-01 của “Viện Vật Lý Ứng Dụng và Thiết Bị Khoa Học” cũng là “điểm sáng trong không gian trưng bày Techmart 2015.”
Bản tin của tờ Ðất Việt kể rằng, “Với hình dáng một chiếc máy bay hiện đại dài 1.6 m và sải cánh 2.4 m, Pelican là sản phẩm chuyển giao công nghệ thành công giữa Việt Nam và Belarus trong lĩnh vực hàng không.”
Chiếc UAV HS-6L được mô tả là có hệ thống trinh sát bằng quang học và radar. Về kích cỡ cũng như hình dáng, nó rất gần với loại UAV của Israel được đặt tên là Heron. Israel đã bán UAV này cho nhiều nước mà Ấn Ðộ đã đặt hàng mua 10 chiếc với khả năng mang võ khí tấn công.
Ðược tiếng là “tự phát triển” UAV nội địa nhưng Việt Nam không sản xuất được động cơ, các bộ phận điện tử trình độ cao vốn là những trụ cột của chúng. Từ những năm cuối thập niên 1990, Việt Nam bắt đầu phát triển những mẫu UAV sơ khai, phần lớn sử dụng làm “mục tiêu bay” cho máy bay chiến đấu và phòng không tập luyện tác chiến.
Hồi tháng 3, 2015, có tin Việt Nam có ý định mua thêm các hệ thống máy bay không người lái Orbiter 2 và cả phiên bản Orbiter 3 lớn hơn từ công ty Aeronautics Defense System của Israel, phó giám đốc điều hành tiếp thị công ty ADS, ông Dany Eshchar nói với tạp chí Flight Global hôm 3 tháng 3, 2015.
Trước đó, trong năm 2014, công ty Aeronautics Defense System đã nhận được một đơn đặt hàng cung cấp các hệ thống máy bay không người lái Orbiter 2 cho quân đội Việt Nam dùng cho việc trinh sát và chỉ điểm mục tiêu cho các đơn vị pháo binh trang bị hệ thống rocket EXTRA (cũng mua của Israel) mà Hải Quân Việt Nam đang sử dụng.
Khi tổng thống Belarus đến Việt Nam vào các ngày 8 và 9 tháng 12, 2015 vừa qua, hai bên đã ra một bản tuyên bố chung 17 điểm trong đó có điểm nói rằng, “Hai bên ghi nhận sự hợp tác hiệu quả trong lãnh vực quốc phòng, bày tỏ mong muốn tăng cường trao đổi, hợp tác trong lĩnh vực an ninh nhằm góp phần bảo đảm an ninh quốc gia của mỗi nước cũng như ổn định khu vực và thế giới.” (TN)
Theo Người Việt
Clip ra mắt máy bay không người lái HS-6L
Hệ thống truyền hình và báo chí của Việt Nam gần đây đưa tin và hình ảnh của một mẫu máy bay không người lái (UAV) cỡ lớn và có khả năng hoạt động trên không suốt 35 giờ và tầm bay lên tới 4,000km.
Máy bay tuần tra không người lái HS-6L Việt Nam tự chế với sự cố vấn kỹ thuật của Belarus. (Hình: Jane's Defense)
Báo Ðất Việt ngày 11 tháng 12, 2015 khoe rằng, “Việt Nam vừa có bước đột phá mới trong công nghệ sản xuất máy bay không người lái khi phát triển thành công nguyên mẫu HS-6L bay xa 4.000km. Ðược biết, UAV HS-6L là sản phẩm của sự hợp tác giữa Viện Hàn lâm KH-CN Việt Nam kết hợp với Bộ Công An và đã hoàn tất việc chế tạo nguyên mẫu vào ngày 1 tháng 11, 2015.”
Dự trù UAV này sẽ được đem ra bay thử nghiệm trên Biển Ðông vào quý thứ hai của năm 2016. Mẫu UAV HS-6L sử dụng động cơ Rotax 914 mua của một công ty Áo Quốc (Austria).
Theo tạp chí thông tin an ninh quốc phòng quốc tế Jane's Defense ngày 23 tháng 12, 2015, nhiều phần Việt Nam dựa vào kỹ thuật và cố vấn kỹ thuật của các chuyên viên chế tạo UAV của Belarus. Việc loan báo “bước đột phá” trong công nghệ UAV của Việt Nam trùng hợp với chuyến thăm Hà Nội của tổng thống Belarus là ông Aleksandr G. Lukashenko. Cùng đi với ông này còn có chủ tịch Hàn Lâm Viện Khoa Học là Giáo Sư Vladimir G Gusakov.
Tháng 11 năm ngoái, Jane's Defense cho hay Việt Nam mua của Belarus một hệ thống thiết bị sửa chữa và sản xuất UAV có sải cánh dài 5.7 mét, trong đó gồm cả một mẫu thân UAV hai mình (twin-boom) bằng sợi hóa học tổng hợp và có vẻ giống như mẫu UAV cỡ lớn hơn (HS-6L) đem trình làng với báo chí.
Trong cuộc triển lãm có tên là Hội chợ Techmart 2015 tổ chức ở Hà Nội hồi đầu tháng 10, 2015, Việt Nam đã đem khoe hai sản phẩm máy bay không người lái “tự nghiên cứu phát triển và nhận chuyển giao công nghệ.”
Hai sản phẩm này là Drone và Pelican VB-01. Drone là máy bay trực thăng không người lái 4 cánh quạt trong khi máy bay không người lái Pelican VB-01 của “Viện Vật Lý Ứng Dụng và Thiết Bị Khoa Học” cũng là “điểm sáng trong không gian trưng bày Techmart 2015.”
Bản tin của tờ Ðất Việt kể rằng, “Với hình dáng một chiếc máy bay hiện đại dài 1.6 m và sải cánh 2.4 m, Pelican là sản phẩm chuyển giao công nghệ thành công giữa Việt Nam và Belarus trong lĩnh vực hàng không.”
Chiếc UAV HS-6L được mô tả là có hệ thống trinh sát bằng quang học và radar. Về kích cỡ cũng như hình dáng, nó rất gần với loại UAV của Israel được đặt tên là Heron. Israel đã bán UAV này cho nhiều nước mà Ấn Ðộ đã đặt hàng mua 10 chiếc với khả năng mang võ khí tấn công.
Ðược tiếng là “tự phát triển” UAV nội địa nhưng Việt Nam không sản xuất được động cơ, các bộ phận điện tử trình độ cao vốn là những trụ cột của chúng. Từ những năm cuối thập niên 1990, Việt Nam bắt đầu phát triển những mẫu UAV sơ khai, phần lớn sử dụng làm “mục tiêu bay” cho máy bay chiến đấu và phòng không tập luyện tác chiến.
Hồi tháng 3, 2015, có tin Việt Nam có ý định mua thêm các hệ thống máy bay không người lái Orbiter 2 và cả phiên bản Orbiter 3 lớn hơn từ công ty Aeronautics Defense System của Israel, phó giám đốc điều hành tiếp thị công ty ADS, ông Dany Eshchar nói với tạp chí Flight Global hôm 3 tháng 3, 2015.
Trước đó, trong năm 2014, công ty Aeronautics Defense System đã nhận được một đơn đặt hàng cung cấp các hệ thống máy bay không người lái Orbiter 2 cho quân đội Việt Nam dùng cho việc trinh sát và chỉ điểm mục tiêu cho các đơn vị pháo binh trang bị hệ thống rocket EXTRA (cũng mua của Israel) mà Hải Quân Việt Nam đang sử dụng.
Khi tổng thống Belarus đến Việt Nam vào các ngày 8 và 9 tháng 12, 2015 vừa qua, hai bên đã ra một bản tuyên bố chung 17 điểm trong đó có điểm nói rằng, “Hai bên ghi nhận sự hợp tác hiệu quả trong lãnh vực quốc phòng, bày tỏ mong muốn tăng cường trao đổi, hợp tác trong lĩnh vực an ninh nhằm góp phần bảo đảm an ninh quốc gia của mỗi nước cũng như ổn định khu vực và thế giới.” (TN)
Theo Người Việt
Không có nhận xét nào