Việt Nam tăng cường tiềm lực quân sự để đối phó với "Tình hình mới"
Trước nguy cơ xảy ra xung đột với Trung Quốc, Việt Nam hiện đang tăng cường tiềm lực quân sự để có thể đẩy lùi các cuộc tấn công từ láng giềng phía Bắc ở bất cứ mặt trận nào.
Trong một bài viết phát ngày 17/12/2015, hãng tin Reuters cho biết như trên, dựa theo tuyên bố của các sĩ quan cao cấp của quân đội Việt Nam và của những người thân cận với các sĩ quan này.
Một quan chức cao cấp của chính phủ Việt Nam, xin được giấu tên, nói với Reuters : « Chúng tôi không muốn xảy ra xung đột với Trung Quốc và vẫn tin tưởng vào hiệu quả của chính sách ngoại giao của chúng tôi. Nhưng chúng tôi biết rằng cần phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất ».
Sự chuẩn bị của Việt Nam hiện nay không còn ở trong giai đoạn dự kiến nữa, mà nhiều đơn vị chủ chốt nay đã được đặt trong tư thế « sẵn sàng chiến đấu cao », trong đó có sư đoàn tinh nhuệ 308 ( được thành lập từ năm 1955 ), đang trấn giữ miền núi phía Bắc Việt Nam.
Trên biển, Hà Nội cũng đang xây dựng một lực lượng « ngăn chận từ xa » với 6 tàu ngầm hạng Kilo mua của Nga. Chiếc đầu tiên trong số này trong những tháng qua đã bắt đầu tuần tra ở Biển Đông, theo xác nhận của các quan chức quân sự Việt Nam và ngoại quốc.
Thật ra, khi nói chuyện với Reuters, một sĩ quan cao cấp của Việt Nam không hề nhắc đến tên « Trung Quốc ». Nguy cơ xung đột với Trung Quốc thường được nêu lên bằng nhóm từ « tình hình mới ».
Để nâng cao tính sẵn sàng chiến đấu của quân đội trước « tình hình mới », các tướng lãnh Việt Nam nay đang tìm thêm đối tác chiến lược. Ngoài hai nguồn cung cấp truyền thống là Nga và Ấn Độ, Hà Nội cũng đang tìm mua vũ khí từ Hoa Kỳ, Nhật, Úc, Philippines, cũng như từ Châu Âu và Israel.
Theo Reuters, Việt Nam đang muốn mua thêm oanh tạc cơ phản lực của Nga và hiện đang thương lượng với các nhà sản xuất vũ khí của Mỹ và Châu Âu để mua các chiến đấu cơ, các phi cơ tuần tra trên biển và máy bay giám sát không người lái. Hà Nội gần đây cũng đã nâng cấp và mở rộng lực lượng phòng không, với việc trang bị hệ thống radar báo động sớm của Israel và dàn tên lửa địa đối không tối tân S-300 của Nga.
Theo thẩm định của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), trong thập niên qua, chi tiêu quân sự của Việt Nam vượt hơn các nước láng giềng Đông Nam Á. Ông Tim Huxley, chuyên gia về an ninh khu vực, làm việc tại văn phòng Singapore thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, được Reuters trích dẫn, cũng nhìn nhận rằng : « Họ làm thế không phải chỉ để diễu binh quốc khánh, mà họ đang xây dựng khả năng quân sự thật sự ».
Nhưng theo Reuters, nói chuyện với khách ngoại quốc đến tham quan, các tướng lãnh Việt Nam nhìn nhận rằng khả năng của họ rất hạn chế. Sau hai thập niên tăng ngân sách quốc phòng trên 10% mỗi năm, Trung Quốc nay có một quân đội hùng mạnh hơn nhiều. Các tùy viên quân sự ngoại quốc thì cho biết họ đang cố thẩm định khả năng thật sự của quân đội Việt Nam và tìm hiểu xem Việt Nam tiếp thu như thế nào các vũ khí mới phức tạp. Nhưng cho tới nay, họ được tiếp cận rất ít các thông tin này.
Tại một hội nghị vào tháng trước ở Singapore, giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam thuộc Học viện Quốc phòng Úc, cho biết các chiến lược gia Việt Nam đã nói với ông rằng, nếu xảy ra xung đột giữa hai nước, Hà Nội có thể sẽ đánh vào các tàu chở hàng và tàu chở dầu mang cờ Trung Quốc trên Biển Đông.
Tấn công như vậy không phải là nhằm phá vỡ thế thượng phong của quân đội Trung Quốc, mà là nhằm gây thiệt hại vật chất và tác động tâm lý đủ để khiến các nhà đầu tư hoảng sợ và khiến tiền đóng bảo hiểm tăng vọt. Nhưng theo Reuters, bộ Ngoại giao Việt Nam đã từ chối bình luận về thông tin nói trên.
Theo RFI
Trong một bài viết phát ngày 17/12/2015, hãng tin Reuters cho biết như trên, dựa theo tuyên bố của các sĩ quan cao cấp của quân đội Việt Nam và của những người thân cận với các sĩ quan này.
Một quan chức cao cấp của chính phủ Việt Nam, xin được giấu tên, nói với Reuters : « Chúng tôi không muốn xảy ra xung đột với Trung Quốc và vẫn tin tưởng vào hiệu quả của chính sách ngoại giao của chúng tôi. Nhưng chúng tôi biết rằng cần phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất ».
Sự chuẩn bị của Việt Nam hiện nay không còn ở trong giai đoạn dự kiến nữa, mà nhiều đơn vị chủ chốt nay đã được đặt trong tư thế « sẵn sàng chiến đấu cao », trong đó có sư đoàn tinh nhuệ 308 ( được thành lập từ năm 1955 ), đang trấn giữ miền núi phía Bắc Việt Nam.
Trên biển, Hà Nội cũng đang xây dựng một lực lượng « ngăn chận từ xa » với 6 tàu ngầm hạng Kilo mua của Nga. Chiếc đầu tiên trong số này trong những tháng qua đã bắt đầu tuần tra ở Biển Đông, theo xác nhận của các quan chức quân sự Việt Nam và ngoại quốc.
Thật ra, khi nói chuyện với Reuters, một sĩ quan cao cấp của Việt Nam không hề nhắc đến tên « Trung Quốc ». Nguy cơ xung đột với Trung Quốc thường được nêu lên bằng nhóm từ « tình hình mới ».
Để nâng cao tính sẵn sàng chiến đấu của quân đội trước « tình hình mới », các tướng lãnh Việt Nam nay đang tìm thêm đối tác chiến lược. Ngoài hai nguồn cung cấp truyền thống là Nga và Ấn Độ, Hà Nội cũng đang tìm mua vũ khí từ Hoa Kỳ, Nhật, Úc, Philippines, cũng như từ Châu Âu và Israel.
Theo Reuters, Việt Nam đang muốn mua thêm oanh tạc cơ phản lực của Nga và hiện đang thương lượng với các nhà sản xuất vũ khí của Mỹ và Châu Âu để mua các chiến đấu cơ, các phi cơ tuần tra trên biển và máy bay giám sát không người lái. Hà Nội gần đây cũng đã nâng cấp và mở rộng lực lượng phòng không, với việc trang bị hệ thống radar báo động sớm của Israel và dàn tên lửa địa đối không tối tân S-300 của Nga.
Theo thẩm định của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), trong thập niên qua, chi tiêu quân sự của Việt Nam vượt hơn các nước láng giềng Đông Nam Á. Ông Tim Huxley, chuyên gia về an ninh khu vực, làm việc tại văn phòng Singapore thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, được Reuters trích dẫn, cũng nhìn nhận rằng : « Họ làm thế không phải chỉ để diễu binh quốc khánh, mà họ đang xây dựng khả năng quân sự thật sự ».
Nhưng theo Reuters, nói chuyện với khách ngoại quốc đến tham quan, các tướng lãnh Việt Nam nhìn nhận rằng khả năng của họ rất hạn chế. Sau hai thập niên tăng ngân sách quốc phòng trên 10% mỗi năm, Trung Quốc nay có một quân đội hùng mạnh hơn nhiều. Các tùy viên quân sự ngoại quốc thì cho biết họ đang cố thẩm định khả năng thật sự của quân đội Việt Nam và tìm hiểu xem Việt Nam tiếp thu như thế nào các vũ khí mới phức tạp. Nhưng cho tới nay, họ được tiếp cận rất ít các thông tin này.
Tại một hội nghị vào tháng trước ở Singapore, giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam thuộc Học viện Quốc phòng Úc, cho biết các chiến lược gia Việt Nam đã nói với ông rằng, nếu xảy ra xung đột giữa hai nước, Hà Nội có thể sẽ đánh vào các tàu chở hàng và tàu chở dầu mang cờ Trung Quốc trên Biển Đông.
Tấn công như vậy không phải là nhằm phá vỡ thế thượng phong của quân đội Trung Quốc, mà là nhằm gây thiệt hại vật chất và tác động tâm lý đủ để khiến các nhà đầu tư hoảng sợ và khiến tiền đóng bảo hiểm tăng vọt. Nhưng theo Reuters, bộ Ngoại giao Việt Nam đã từ chối bình luận về thông tin nói trên.
Theo RFI
Không có nhận xét nào